Các loại Quảng cáo Google Phổ biến Hiện nay [ĐỪNG BỎ QUA]

Đăng lúc: 11:01 - 25/10/2023

Có rất nhiều mục tiêu, loại chiến dịch và định dạng quảng cáo khác nhau trong nền tảng Google Ads. Nếu bạn là người mới tham gia hệ sinh thái này và đang cố gắng tìm ra chiến lược quảng cáo tốt nhất cho doanh nghiệp của mình thì có thể sẽ mất nhiều thời gian để hiểu được sự liên kết này với nhau. Trong bài viết này, Web4s sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại quảng cáo Google và cách sử dụng. Mời bạn đọc cùng theo dõi. 

Quảng cáo Google là gì?

Quảng cáo Google là gì?

Quảng cáo Google (còn gọi là Google Ads) là một dịch vụ quảng cáo trực tuyến của Google. Qua Google Ads, bạn có thể tạo quảng cáo trực tuyến để tiếp cận chính xác những người quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp.

Google Ads là một sản phẩm mà bạn có thể sử dụng để quảng bá doanh nghiệp, bán các sản phẩm hoặc dịch vụ, nâng cao nhận biết và tăng lượng truy cập vào trang web của bạn.

Tài khoản Google Ads được quản lý trực tuyến, cho phép bạn tạo và thay đổi chiến dịch quảng cáo của mình (bao gồm cả quảng cáo văn bản, các tùy chọn cài đặt và lịch trình) bất cứ lúc nào.

Google Ads không có mức chi tiêu tối thiểu, vì vậy bạn có thể tự điều chỉnh và kiểm soát lịch trình của mình. Ngoài ra, bạn có thể chọn nơi quảng cáo của mình sẽ xuất hiện, từ lịch trình phù hợp và dễ dàng đo lường hiệu quả của quảng cáo.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn tạo chiến dịch Google Adwords hiệu quả

Tổng hợp Các loại Quảng cáo phổ biến 

Quảng cáo tìm kiếm (Google Search)

Khái niệm

Google Search Ads

Ví dụ về Quảng cáo tìm kiếm 

Quảng cáo tìm kiếm (Google Search) là một hình thức quảng cáo phổ biến của Google. Khi người dùng tìm kiếm thông tin trên Google, nó sẽ trả về các kết quả dưới dạng quảng cáo hiển thị liên quan đến từ khóa tìm kiếm của họ. Đây là một cách để doanh nghiệp hiển thị quảng cáo của mình trực tiếp trên trang kết quả của Google, nhằm tiếp cận khách hàng đang tìm kiếm những gì mà bạn cung cấp.

Quảng cáo tìm kiếm có thể hiển thị dưới dạng quảng cáo văn bản, quảng cáo hình ảnh hoặc quảng cáo mở rộng. Bạn có thể tùy chỉnh nội dung và định dạng quảng cáo để phù hợp với mục tiêu và thông điệp của doanh nghiệp.

Cách hoạt động

Bạn đặt giá thầu cho những từ khóa có liên quan đến ưu đãi của bạn để khi mọi người tìm kiếm nội dung gì đó liên quan hoặc giống hệt với những từ khóa đó trên Google, quảng cáo sẽ hiển thị ở đầu trang kết quả (giả sử quảng cáo của bạn thắng trong phiên đấu giá Google Ads) 

Đối tượng sử dụng

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể tận dụng loại chiến dịch Google Ads này. Tuy nhiên, vì tiêu chuẩn phụ thuộc quá nhiều vào tìm kiếm có mục đích thương mại nên chúng có thể đặc biệt hiệu quả đối với những doanh nghiệp đang cố gắng thu hút khách hàng tiềm năng mua hàng. 

Các loại quảng cáo Google Search 

1. Responsive search Ads (Quảng cáo hiển thị thích ứng): Với quảng cáo này bạn đặt nhiều hình ảnh, video, tiêu đề và mô tả. Sau đó, Google sẽ thử các cách kết hợp khác nhau giữa dòng tiêu đề và mô tả của bạn cho đến khi xác định được cách kết hợp hiệu quả nhất, tùy chỉnh nội dung để tiếp cận khách hàng tiềm năng vào đúng thời điểm

Responsive search Ads

2. Call Ads (Quảng cáo cuộc gọi): là một hình thức quảng cáo giúp tiếp cận khách hàng thụ động thông qua cuộc gọi điện thoại. Qua quảng cáo cuộc gọi, doanh nghiệp có thể trực tiếp gọi điện thoại đến khách hàng tiềm năng để giới thiệu về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

Quảng cáo qua cuộc gọi

3. Dynamic Search Ads (Quảng cáo tìm kiếm động): là hình thức quảng cáo cho phép hiển thị quảng cáo dựa trên nội dung trang web của bạn, chứ không phải dựa trên từ khóa. Google thu thập dữ liệu từ trang web của bạn và so sánh với nội dung tìm kiếm của người dùng để hiển thị quảng cáo phù hợp.

Ưu điểm và nhược điểm của Google Search 

Ưu điểm:

  • - Dễ dàng thiết lập 
  • - Nhắm mục tiêu người dùng dựa trên các từ khóa cụ thể, thu hút lưu lượng truy cập có mục đích cao hơn. 

Nhược điểm: 

  • - Có xu hướng cạnh tranh cao. 
  • - Không mang lại nhiều cơ hội cho việc xây dựng thương hiệu và sáng tạo. 
  • - Dễ thu về lưu lượng truy cập thấp hoặc tốn kém. 

Quảng cáo mạng hiển thị (Google Display Network)

Khái niệm 

Quảng cáo mạng hiển thị

Khác hoàn toàn so với Google Search, thay vì quảng cáo dựa trên văn bản xuất hiện khi ai đó đang tích cực tìm kiếm thứ gì đó, chúng dựa trên hình ảnh và hiển thị một cách thụ động trên các website trong Display Network của Google khi mọi người duyệt qua chúng. 

Cách hoạt động 

Chiến dịch hiển thị tập trung vào đối tượng bạn đang hiển thị và ở đâu. Thay vì nhắm vào mục tiêu từ khóa, bạn nhắm mục tiêu vào vị trí, đối tượng và chủ đề. 

Đối tượng sử dụng 

Lợi ích lớn nhất của Quảng cáo hiển thị hình ảnh của Google chính là nâng cao nhận thức về thương hiệu vì đạt được số lượng hiển thị có liên quan cao. Và nhận thức về thương hiệu tăng lên sẽ mang lại kết quả tốt hơn với các chiến dịch khác của bạn. 

Điều này đặc biệt hữu ích nếu doanh nghiệp của bạn rơi vào thị trường ngách và chiến dịch tìm kiếm của bạn đang hoạt động không hiệu quả. Quảng cáo hiển thị có thể kích hoạt nhiều tìm kiếm có gắn thương hiệu hơn, từ đó có thể thúc đẩy chiến dịch tìm kiếm của bạn. Trên thực tế, bạn có thể theo dõi bất kỳ chuyển đổi gián tiếp nào bắt nguồn từ chiến dịch hiển thị thông qua lượt xem. 

Các loại quảng cáo của Google Display Network 

1. Single image display ads (Quảng cáo hiển thị hình ảnh đơn): là một hình thức quảng cáo trên Google Display Network dùng một hình ảnh duy nhất để thu hút khách hàng tiềm năng. Quảng cáo hiển thị hình ảnh đơn được sử dụng phổ biến để:

  • - Giới thiệu nhanh gọn về sản phẩm/ dịch vụ.
  • - Nâng cao nhận diện thương hiệu.
  • - Thu hút khách hàng tiềm năng trong thời gian ngắn.

2. Responsive display ads (Quảng cáo hiển thị hình ảnh thích ứng): là một hình thức quảng cáo cho phép hiển thị quảng cáo sử dụng hình ảnh đa dạng và thích ứng với các kích thước và vị trí khác nhau trên các trang web đối tác của Google.

Quảng cáo hiển thị hình ảnh thích ứng tự động điều chỉnh kích thước, giao diện và định dạng để phù hợp với không gian quảng cáo có sẵn trên các trang web. Bằng cách sử dụng công nghệ học máy, Google tự động tạo ra các phiên bản quảng cáo khác nhau từ các tài nguyên quảng cáo mà bạn cung cấp, bao gồm hình ảnh, tiêu đề, mô tả và logo.

Responsive display ads

Ưu điểm và nhược điểm Google Display Network 

Ưu điểm 

  • - Chi phí rẻ hơn so với Google Search.
  • - Quảng cáo trực quan có thể hấp dẫn hơn đối với khán giả mới. 
  • - Có nhiều tùy chọn có thể tùy chỉnh.

Nhược điểm 

  • - Khó đo lường % thành công. Số lần hiển thị cao nhưng không có nghĩa tỷ lệ chuyển đổi cao. 
  • - Chỉ phát huy được tác dụng khi kết hợp cùng các chiến dịch khác. 

Quảng cáo Video (Video Ads) 

Khái niệm 

Quảng cáo Video

Quảng cáo Video là một loại hình quảng cáo với định dạng trên Youtube và trên các website của đối tác Google, nhằm thu hút khách hàng tiềm năng. 

Cách hoạt động 

Video Ads hoạt động tương tự như chiến dịch hiển thị, trong đó bạn đặt giá thầu để video của mình hiển thị trên các vị trí cụ thể của Youtube hoặc website với những đối tượng cụ thể. Điểm khác biệt chính là Video Ads có sẵn nhiều loại định dạng quảng cáo khác nhau. 

Đối tượng sử dụng 

Những doanh nghiệp có sản phẩm hay ưu đãi khó mô tả có thể sử dụng hình thức quảng cáo này bởi chúng hoạt động tương tự như chiến dịch Google Display. Có thể nói chiến dịch này có thể rất lý tưởng cho những ai đang muốn nâng cao nhận thức về thương hiệu ở các thị trường mục tiêu cụ thể. 

Các loại quảng cáo Video Ads

1. Skippable in-stream ads (Quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua): Quảng cáo video của bạn sẽ xuất hiện khi người xem đang xem trên Youtube, website của đối tác hay trên các ứng dụng thuộc mạng hiển thị. Video sẽ xuất hiện, đến hết 5 giây đầu tiên, bạn có thể chọn bỏ qua quảng cáo. 

2. Non-skippbale in-stream ads (Quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua): là một dạng quảng cáo mà người dùng không thể bỏ qua hoặc bấm qua sau một khoảng thời gian nhất định. Quảng cáo này xuất hiện trước, trong hoặc sau các video mà người dùng xem trên YouTube. Thông thường, quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua có thời lượng từ 15 giây trở lên và người dùng phải xem toàn bộ quảng cáo trước khi tiếp tục xem video chính.

3. In-feed video ads (Quảng cáo video trong nguồn cấp dữ liệu): Dạng quảng cáo này xuất hiện trong nội dung liên quan và nguồn cấp dữ liệu mạng xã hội. Các nhóm quảng cáo này cho phép quảng cáo video xuất hiện bên ngoài trình phát video, bên trong nội dung của trang web hoặc ứng dụng, bằng cách sử dụng chỉ một thành phần video. Tính năng này không yêu cầu thành phần quảng cáo hoặc kiểu bổ sung.  

4. Bumper ads (Quảng cáo đệm): là một dạng quảng cáo video ngắn không thể bỏ qua trên YouTube. Quảng cáo này có thời lượng tối đa là 6 giây và thường xuất hiện trước hoặc sau các video mà người dùng xem trên YouTube. Bumper ads giúp thương hiệu nhanh chóng thu hút sự chú ý của người xem và tăng cường nhận thức về thương hiệu. Đặc điểm mạnh của bumper ads là khả năng tiếp cận mục tiêu một cách chính xác và hiệu quả. Quảng cáo này thường được sử dụng để truyền đạt thông điệp ngắn gọn và gây ấn tượng mạnh trong thời gian ngắn.

5. Outstream ads (Quảng cáo ngoài luồng phát): nơi quảng cáo được phát mà không có âm thanh và người dùng có thể tắt tiếng quảng cáo nếu muốn. Loại quảng cáo này xuất hiện trên các nền tảng trang web và ứng dụng của Google, không xuất hiện trên YouTube. Quảng cáo ngoài luồng phát thường xuất hiện dưới dạng video và người dùng có thể nhấn vào để xem quảng cáo.

6. Masthead ads (Quảng cáo trên trang đầu): nơi quảng cáo được hiển thị dưới dạng banner hoặc video ngay trên đầu trang chủ của YouTube. Quảng cáo này giúp hiển thị thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trên toàn bộ trang chủ YouTube, thu hút sự chú ý của người dùng khi truy cập.

Để chạy quảng cáo Masthead, bạn cần liên hệ với đại diện bán hàng của Google. Quảng cáo Masthead có thể hiển thị trong suốt một ngày và có khả năng thu hút lượng lớn lượt xem. Đây là một hình thức quảng cáo cao cấp và có khả năng tăng cường nhận diện thương hiệu.

Ưu điểm và nhược điểm của Video Ads 

Ưu điểm 

  • - Nội dung hấp dẫn có thể thúc đẩy hành động mua hàng thông qua cảm xúc. 
  • - Rất nhiều tùy chọn định dạng quảng cáo, đặt giá thầy và nhắm mục tiêu. Video Ads có khả năng tùy chỉnh cực kỳ cao.
  • - Không khó để truyền tải được thông điệp trong quảng cáo dựa trên văn bản thông thường. 

Nhược điểm 

  • - Tốn thời gian và ngân sách. 
  • - Tính cạnh tranh cao.

Quảng cáo Mua sắm (Google Shopping)

Khái niệm 

Quảng cáo mua sắm

Quảng cáo Mua sắm (Google Shopping) là một dạng quảng cáo trên Google Ads cho phép hiển thị thông tin chi tiết về sản phẩm như hình ảnh, tiêu đề, giá cả và liên kết đến cửa hàng. Quảng cáo Mua sắm giúp người dùng tìm kiếm và mua hàng dễ dàng hơn bằng cách hiển thị các sản phẩm liên quan và giúp doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận và bán hàng trực tuyến. Để triển khai quảng cáo Mua sắm, bạn cần cấu hình thông tin sản phẩm trong Google Merchant Center và tạo chiến dịch Mua sắm trong Google Ads.

Cách hoạt động 

Loại chiến dịch này tổn tại nhờ nguồn cấp dữ liệu sản phẩm mà bạn cung cấp - nằm trong Google Merchant Center. Nguồn cấp dữ liệu mua sắm chứa tất cả thông tin sản phẩm của bạn bao gồm giá cả, màu sắc, số lượng,...

Google tạo Shopping ads và chọn thời điểm phân phát chúng SERP dựa trên chi tiết được cung cấp trong nguồn cấp dữ liệu của bạn. Do đó, cấu trúc chiến dịch mua sắm của bạn sẽ khác với các loại chiến dịch khác. Thay vì "nhóm quảng cáo", bạn sẽ có "nhóm sản phẩm" để phân tách các danh mục sản phẩm. 

Để thu hẹp mục tiêu, bạn sẽ dựa vào từ khóa phủ định và các thông số khác.  

Đối tượng sử dụng 

Là những nhà bán hàng trên các trang thương mại điện tử muốn tìm cách tăng doanh số bán hàng trực tuyến, tăng lưu lượng truy cập vào web. 

Các loại quảng cáo Google Shopping 

1. Product Shopping ads: Đây là những bài quảng cáo mua sắm thông thường mà bạn thấy trên SERP khi tìm mua thứ gì đó trực tuyến. Chúng bao gồm hình ảnh sản phẩm cùng với mọi thông tin liên quan, chẳng hạn như giá cả.

2. Local inventory ads: Nếu bạn gửi kho hàng tại cửa hàng của mình đến Google Ads Merchant Center, những quảng cáo này sẽ hiển thị cho những người tìm kiếm ở gần. Tương tự như Product Shopping Ads. 

Ưu điểm và nhược điểm Google Shopping 

Ưu điểm 

- Hiển thị sản phẩm trực tiếp trên kết quả tìm kiếm của Google, giúp tăng khả năng tiếp cận và tìm thấy sản phẩm của bạn.
- Hiển thị hình ảnh, giá cả và thông tin chi tiết về sản phẩm, giúp người dùng có cái nhìn trực quan và đầy đủ về sản phẩm trước khi mua hàng.
- Tăng khả năng chuyển đổi và tăng doanh số bán hàng trực tuyến.
- Có thể tùy chỉnh và tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo để đạt hiệu quả cao hơn.
- Đối tượng khách hàng tiềm năng là những người đang tìm kiếm sản phẩm cụ thể, do đó khả năng chuyển đổi cao hơn so với các hình thức quảng cáo khác.

Nhược điểm 

- Chi phí quảng cáo có thể cao hơn so với các hình thức quảng cáo khác, đặc biệt đối với các ngành hàng cạnh tranh cao.
- Yêu cầu cấu hình và quản lý thông tin sản phẩm chi tiết trong Google Merchant Center.
- Cạnh tranh cao với các nhà bán lẻ khác trong cùng ngành hàng.
- Không phù hợp cho các doanh nghiệp không có sản phẩm cụ thể hoặc không có sẵn thông tin sản phẩm chi tiết.

Quảng cáo thông minh (Google Smart)

Khái niệm 

Quảng cáo thông minh

Quảng cáo thông minh (Google Smart) là một loại chiến dịch quảng cáo trên Google Ads giúp hiển thị quảng cáo của bạn cho khách hàng tiềm năng dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI). Chiến dịch này tự động hiển thị quảng cáo của bạn cho đúng đối tượng khách hàng và trong các vị trí phù hợp trên mạng lưới hiển thị của Google. Quảng cáo thông minh giúp tối ưu hóa hiệu quả quảng cáo và tiết kiệm thời gian cho việc quản lý chiến dịch.

Cách hoạt động 

Chiến dịch này do Google tạo và quản lý, bạn chỉ cần cung cấp một số thông tin ban đầu trong quá trình thiết lập. Các chiến dịch này quảng cáo doanh nghiệp của bạn trên Google Search, Maps và các vị trí khác như Youtube, website của đối tác. 

Khi tạo tài khoản Google Ads, Google thực tế sẽ nhắc bạn tạo chiến dịch Smart. Nó sẽ yêu cầu các thông tin như URL website của doanh nghiệp, chủ đề từ khó lý tưởng, địa chỉ doanh nghiệp của bạn, hồ sơ doanh nghiệp để tạo chiến lược tùy chỉnh cho bạn. Tất nhiên, nhược điểm là bạn không nhất thiết có thể chọn và chọn chính xác cách phân phát chiến dịch của mình. 

Đối tượng sử dụng 

Những nhà quảng cáo không có nhiều thời gian để quản lý tài khoản Google Ads của mình có thể được hưởng lợi từ loại chiến dịch hoàn toàn tự động này. Nhưng nói chung, chúng tôi không khuyên bạn nên sử dụng chiến dịch này vì bạn không có nhiều quyền kiểm soát. 

Các loại quảng cáo Google Smart 

Chiến dịch Google Smart có thể phân phát Google Search hoặc Google Display hình ảnh giống như những quảng cáo được đề cập ở trên. 

Ưu điểm và nhược điểm Google Smart 

Vì Google tạo và quản lý loại chiến dịch này nên tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, việc thiếu kiểm sát thủ công có thể đồng nghĩa với việc phải thử và sai rất nhiều. 

Quảng cáo ứng dụng toàn cầu (Google Ads App)

Khái niệm 

Quảng cáo ứng dụng toàn cầu

Google Ads Apps nhằm mục đích thúc đẩy lượt tải xuống hoặc mức độ tương tác với ứng dụng của bạn và có thể xuất hiện trên Thanh tìm kiếm, Google Play, Youtube, Google display network. 

Chúng trông giống với các chiến dịch khác với vài dòng văn bản và hình ảnh của ứng dụng tùy thuộc vào vị trí. 

Cách hoạt động 

Quảng cáo được tạo bằng văn bản và hình ảnh được cung cấp trong danh sách App store của bạn và bạn quyết định các cài đặt chiến dịch khác như ngân sách hoặc vị trí. Google lấy thông tin chiến dịch và cài đặt mà bạn cung cấp để biết thời điểm phân phát quảng cáo ứng dụng tốt nhất cho bạn. 

Các loại quảng cáo Google Ads App 

1. App installs: Những ứng dụng có nút tải xuống.

2. App engagement: Hướng người dùng ứng dụng đến một trang đích cụ thể. 

3. App pre-registration (chỉ dành cho Android): xây dựng đối tượng cho ứng dụng của bạn trước khi ứng dụng được phát hành trên Google Play 

Loại Quảng cáo nào có hiệu quả cao nhất?

Mỗi hình thức quảng cáo của Google đều có những điểm mạnh và mang lại hiệu quả riêng biệt. Việc lựa chọn loại quảng cáo phù hợp cần dựa trên nhiều yếu tố, chẳng hạn như ngành hàng, sản phẩm, dịch vụ, mục tiêu quảng cáo của doanh nghiệp. Dưới đây chính là một số loại quảng cáo được ưa chuộng và sử dụng chính là: 

  • - Quảng cáo trên Google Search: Đây là một trong những hình thức quảng cáo Google phổ biến và được ưa chuộng nhất. Quảng cáo trên Google Search cho phép doanh nghiệp hiển thị quảng cáo của mình trực tiếp trên trang kết quả tìm kiếm của Google khi người dùng tìm kiếm các từ khóa liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.
  • - Quảng cáo Google Shopping: Hình thức quảng cáo này đặc biệt dành cho các sản phẩm bán hàng trực tuyến. Quảng cáo Google Shopping hiển thị hình ảnh sản phẩm, giá cả và thông tin liên quan trực tiếp trên trang kết quả tìm kiếm của Google.
  • - Quảng cáo trên Video YouTube: YouTube là một nền tảng phát video trực tuyến rất phổ biến, có tới 1/4 người dùng trên thế giới đều xem Youtube mỗi ngày. Quảng cáo trên YouTube cho phép doanh nghiệp hiển thị quảng cáo video trước, trong hoặc sau khi người dùng xem video trên YouTube.
  • - Quảng cáo trên Google Display Network: Google Display Network là một mạng lưới các trang web, ứng dụng di động và nền tảng video mà Google hợp tác với. Quảng cáo trên - Google Display Network cho phép doanh nghiệp hiển thị quảng cáo hình ảnh, quảng cáo văn bản và quảng cáo video trên các trang web và ứng dụng trong mạng lưới này.

Rõ ràng, nếu không biết chiến dịch Google Ads nào phù hợp và tốt nhất thì bạn chắc chắn có rất nhiều điều để thử. Sau khi bạn đã có những trải nghiệm thực tế cho từng chiến dịch, tôi tin rằng bạn có thể trả lời được câu hỏi " Đâu là loại quảng cáo hiệu quả nhất? " 

Kết luận

Trên đây chính là các loại quảng cáo Google phổ biến hiện nay. Tại bài viết này 4s đã nêu rõ từng cách thức hoạt động, đối tượng sử dụng cũng như các ưu và nhược điểm. Hy vọng mọi chia sẻ trên đều hữu ích đối với bạn trong quá trình tìm ra một loại hình quảng cáo phù hợp cho doanh nghiệp của mình. 

Đừng quên liên hệ với Web4s nếu bạn đang cần tìm một dịch vụ thiết kế website trọn gói uy tín nhé !

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ 4S 

YÊU CẦU WEB4S GỌI LẠI ĐỂ TƯ VẤN - BÁO GIÁ NGAY

Mời bạn để lại thông tin, chúng tôi sẽ gọi lại ngay để tư vấn và báo giá dịch vụ cho bạn!

Chào bạn! Tôi Ngô Việt Cường – Là CEO Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa. Tác giả tại Web4s, địa chỉ Tầng 4, Tòa nhà số 97 - 99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội. Web: https://web4s.vn/
Web4s cung cấp giải pháp thiết kế website trọn gói - Uy tín -  Chuyên nghiệp giá chỉ 9k/ngày, chuẩn TMĐT, chuẩn Seo, có tốc độ load nhanh. Tặng tên miền, Hosting, Email, SSL.. ☎️0901191616

  • Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa

    • Tầng 4, Tòa nhà Petrowaco số 97 - 99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

    • 1900 6680 - (024) 7308 6680

    • contact@sm4s.vn

    • https://web4s.vn/

Tạo Website miễn phí tốt nhất chỉ sau 1 phút
Tạo Website free chỉ sau 1 phút Tạo Website miễn phí ngay
[Khuyến mại] Thiết kế Web
Tạo Website free chỉ sau 1 phút Xem Khuyến Mại Ngay