PHP là gì? Những điều cần biết về ngôn ngữ lập trình PHP
Bên cạnh các ngôn ngữ lập trình khác, PHP là ngôn ngữ lập trình được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế website và ứng dụng dành cho máy chủ, vậy PHP là gì, PHP dùng để làm gì,... cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây của Web4s.
Tìm hiểu về PHP
Ngôn ngữ PHP là gì?
PHP viết tắt của Hypertext Pre-processor (tên gọi trước đây: Personal Home Page), là một ngôn ngữ lập trình kịch bản – script language, mục đích là tạo ứng dụng web chạy trên server (máy chủ)
Ưu điểm của PHP
+ Là mã nguồn mở nên người dùng có thể cài đặt, sử dụng PHP dễ dàng
+ PHP là ngôn ngữ lập trình thân thiện, thích hợp với website
+ Nhúng dễ dàng vào trang HTML
+ Tương thích với nhiều ngôn ngữ/ trình duyệt web.
Ngôn ngữ lập trình PHP là gì?
+ Sử dụng miễn phí
+ Góp phần gia tăng trải nghiệm của người sử dụng với website.
+ Độ bảo mật cao, đảm bảo website hoạt động an toàn, ổn định.
+ Thư viện code phong phú nên việc học tập, ứng dụng ngôn ngữ PHP trong thiết kế website cũng nhanh chóng, đơn giản hơn.
Hạn chế của PHP
+ Chỉ hoạt động trên các ứng dụng web.
+ Cấu trúc thường khá phức tạp và không đẹp mắt như ngôn ngữ lập trình khác.
Ngôn ngữ lập trình PHP dùng để làm gì?
- Ứng dụng PHP trong thiết kế website.
- Hỗ trợ người dùng thực hiện các thao tác tạo/ mở/ đóng/ viết/ xóa/ đọc các tệp dữ liệu tại server.
- Nhận/ gửi cookie (tệp được website truy cập tạo nên).
- Xây dựng các ứng dụng/ chương trình cho máy chủ
- Hỗ trợ người dùng xóa/ thêm hay sửa đổi các dữ liệu trong CSDL.
- Hỗ trợ kiểm soát việc truy cập của người sử dụng.
- Ngoài ra, PHP có thể được sử dụng để mã hóa dữ liệu.
Nhúng PHP vào HTML
Một vài quy tắc cơ bản về code của PHP
- Đuôi file PHP: .php
- Mã PHP được đặt trong cấu trúc:
>>> Từ “nội dung” sẽ được hiển thị ra ngoài màn hình.
- Mỗi dòng mã code PHP bắt buộc phải kết thúc bằng dấu chấm phẩy “;”
- Các dòng comment code không bắt buộc nhưng chúng sẽ giúp việc đọc hiểu code trở nên dễ dàng hơn. Bởi vậy, bạn có thể thêm các đoạn ghi chú trong mã nguồn PHP bằng 1 trong 3 cách sau:
+ Cách 1: Gõ “#” ở đầu dòng
+ Cách 2: Gõ “//” ở đầu dòng
+ Cách 3: Đặt đoạn comment giữa dấu “/” và “//”.
Code PHP
Giới thiệu một số cú pháp cơ bản của ngôn ngữ lập trình PHP
- Khai báo biến: Biến dùng để lưu các loại dữ liệu từ text cho đến các con số, true false…; cách đặt tên biến cần rõ ràng, dễ đọc.
+ Mở đầu bằng ký tự $
+ Ký tự được phép dùng cho tên biến: a-z, A-Z, 0-9 và _
+ Không đặt tên biến bắt đầu bằng chữ số.
- Các đoạn mã “if”/ “while”
+ Đoạn mã “if”: Sử dụng để kiểm tra phần sau có giá trị TRUE không.
+ Đoạn mã “while”: Sử dụng để chạy các đoạn code được lặp lại cho đến khi không thỏa mãn điều kiện while.
- Khai báo hàm function: Hàm function trong PHP là tổng hợp nhiều đoạn code được nhóm lại.
- Các operator (toán tử): Là các ký hiệu được dùng trong tính toán bao gồm các toán tử số học như cộng/ trừ/ nhân/ chia, toán tử để so sánh, toán tử dùng trong suy luận…
Kiểm tra website viết bằng ngôn ngữ gì?
Hướng dẫn kiểm tra website có viết bằng ngôn ngữ PHP hay không
Để biết website của mình viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP hay bằng ngôn ngữ gì khác, hoặc có nhu cầu kiểm tra chi tiết website (thẻ tag, plugin...), bạn có thể thực hiện theo một trong số các cách sau:
Cách 1: Sử dụng công cụ BuiltWith
- Bước 1: Truy cập link: https://builtwith.com/
- Bước 2: Tại mục "Find out what websites are Built With", bạn nhập tên website cần kiểm tra
- Bước 3: Click "Lookup" và chờ đợi kết quả thông tin website.
Cách 2: Sử dụng Addon Extension
- Bước 1:Cài đặt Addon Extension trên trình duyệt Chrome/ Cốc Cốc.
- Bước 2: Tại phần Extension, bạn tìm kiếm Wappalyzer, cài đặt theo hướng dẫn và sử dụng dễ dàng để kiểm tra web của mình viết bằng ngôn ngữ nào.
Bài viết trên đây, Web4s đã chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin liên quan đến PHP nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn ngôn ngữ PHP là gì, PHP dùng để làm gì, cách nhúng PHP vào HTML nhanh chóng, dễ dàng.
>>> THAM KHẢO THÊM: Javascript là gì?
>>> Khách hàng có nhu cầu thiết kế web chuyên nghiệp chuẩn SEO, gọi ngay đến hotline (028) 7308 6680 hoặc điền thông tin vào form mẫu dưới đây để Web4s tư vấn kịp thời.
Đăng bởi:
Web4s.vn