Schema là gì - Ảnh hưởng của Schema trong SEO website

Schema là gì - Ảnh hưởng của Schema trong SEO website

Bạn đã biết Schema là gì, có những loại Schema nào, Schema có ảnh hưởng đến SEO website ra sao và làm thế nào để tạo Schema hiệu quả tăng sức mạnh cho website? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Web4s, mời bạn cùng đón đọc. 

Những điều cần biết về Schema

Schema là gì?

Schema (hay còn gọi Schema Markup, Schema.org) là một đoạn code HTML/ JavaScript nhằm đánh dấu structured data (dữ liệu có cấu trúc) để các công cụ tìm kiếm (Google, Bing, Yahoo, Yandex) có thể hiểu hơn về website, từ đó cung cấp thông tin chuẩn xác qua phần snippet (đoạn trích ngắn) dưới tiêu đề của web.

Schema là gì?Schema là gì?

6 loại Schema thường dùng nhất

1. Article Schema

Article Schema là đoạn trích nổi bật, sử dụng trong các website tin tức/ blog cá nhân nhằm hỗ trợ các công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu nội dung bài viết ngay trong title, thời gian xuất bản hình ảnh.

2. Video Schema

Đây được coi là một phương thức hiệu quả hỗ trợ Google bot thu thập dữ liệu, lập chỉ mục video trên web và giúp video hiển thị trong mục tìm kiếm Google Video và video trên Youtube.

3. Schema sự kiện (Event Schema.org)

Schema sự kiện cung cấp các thông tin chi tiết như thời gian, chi phí, địa chỉ của một sự kiện giúp người dùng dễ dàng theo dõi, nắm bắt thông tin các sự kiện họ đang tìm kiếm. Schema phù hợp với website tổ chức sự kiện, biểu diễn nghệ thuật, lễ hội...

4. Schema xếp hạng/ đánh giá (Review/ Rating Schema.org)

Có những loại Schema là gì?Có những loại Schema là gì?

Trước khi quyết định mua/ sử dụng bất kỳ sản phẩm/ dịch vụ nào đó, khách hàng thường có xu hướng xem review, tham khảo đánh giá, nhận xét của những người mua trước đó. Do vậy, việc tạo Schema xếp hạng/ đánh giá sẽ giúp doanh nghiệp/ đơn vị cung cấp nhiều thông tin hữu ích về những phản hồi của khách hàng cũ để thu hút khách hàng mới, góp phần gia tăng traffic website.

5. Schema sản phẩm(Product Schema)

Product Schema sẽ đánh dấu thông tin hiển thị chi tiết về sản phẩm trên kết quả tìm kiếm ở các định dạng khác nhau: Google tin tức, Google hình ảnh, Google video (nếu có)... Tại đây, người mua có thể dễ dàng xem giá cả, số lượng sản phẩm có sẵn, các xếp hạng/ đánh giá sản phẩm.

Bên cạnh đó, các sản phẩm/ dịch vụ do doanh nghiệp bạn cung cấp có thể được hiển thị kèm 1 huy hiệu trong Google Images (Hình ảnh) để thu hút sự chú ý của người sử dụng nếu bạn thêm mã code đánh dấu sản phẩm.

Nguyên tắc sử dụng Schema sản phẩm: Không sử dụng mã markup cho cả danh mục hoặc cùng lúc nhiều sản phẩm, chỉ sử dụng cho 1 sản phẩm và thêm tất cả thuộc tính bắt buộc để nội dung đủ điều kiện hiển thị kết quả trên nhiều định dạng khác nhau.

6. Schema hỏi đáp (FAQ)

Đây là loại Schema thường gặp ở các website, chứa dữ liệu với định dạng các câu hỏi có kèm câu trả lời tương ứng. Khi một trang được đánh dấu chuẩn, kết quả sẽ hiển thị ở nhiều định dạng khác nhau trên Google Tìm kiếm giúp web có thể tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu.

Vai trò của Schema là gì?Các loại Schema là gì?

Nguyên tắc của Google trong việc sử dụng Schema là gì?

Nguyên tắc kỹ thuật

Công cụ theo dõi, kiểm tra Schema: Chỉ sử dụng công cụ do Google cung cấp bao gồm:
- Công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc: Tại đây
- Công cụ kiểm tra URL inspection của Google Search Console.
Khả năng truy cập: Người dùng không được chặn con bot Google truy cập đến trang sử dụng dữ liệu có cấu trúc robots.txt, nonindex.
Định dạng sử dụng tạo dữ liệu có cấu trúc: Chỉ được sử dụng 3 loại định dạng để tạo dữ liệu có cấu trúc bao gồm: Microdata, RDFa, JSON-LD.

Nguyên tắc chất lượng nội dung

- Tuân thủ nguyên tắc, quy định về nội dung của Google.
- Cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin.
- Lựa chọn nơi đặt Schema trong phần mô tả dữ liệu.
- Sử dụng ảnh chất lượng cao, tối ưu dung lượng trước khi update trên bài viết.
- Đảm bảo tuân thủ các quy tắc của thư viện tìm kiếm Google. 

Vai trò của Schema là gì - Ảnh hưởng của Schema trong SEO website

Schema được công cụ tìm kiếm Google khuyến khích sử dụng bởi chúng hữu ích trong SEO website nhưng có rất ít (chỉ khoảng 30%) các website online sử dụng Schema.

Đối với các công cụ tìm kiếm

Hỗ trợ công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về website của bạn: Mỗi giây, mỗi phút, mỗi giờ, Google phải index hàng trăm triệu website do vậy con bot Google phải mất rất nhiều thời gian để có thể hiểu nội dung và thu thập thông tin của trang web bất kỳ nào đó. “Google Tìm kiếm phải thực hiện nhiều thao tác để hiểu được nội dung của một trang. Bạn có thể giúp chúng tôi bằng cách cung cấp gợi ý rõ ràng về ý nghĩa của trang thông qua dữ liệu có cấu trúc trên trang.” (Theo Google Support).

Schema trong SEO website
Vai trò của Schema là gì 

>>> Để đẩy nhanh quá trình tìm hiểu, đánh giá website của Google, việc đánh dấu các dữ liệu có cấu trúc ở mỗi trang của web (sử dụng Schema) là vô cùng cần thiết và quan trọng.
Hỗ trợ Google phân loại, index nội dung nhanh chóng, đơn giản hơn
.

Đối với người dùng

Nhờ sử dụng Schema, website sẽ hiển thị các thông tin chi tiết, hữu ích khi người dùng Internet tìm kiếm sự kiện/ sản phẩm/ dịch vụ hay từ khóa nào đó.

Đối với website

Schema giúp web của bạn nổi bật, thu hút người dùng hơn, gia tăng hiệu quả SEO website, từ đó gia tăng tỷ lệ hiển thị website trên kết quả tìm kiếm.
- Schema giúp gia tăng tỷ lệ CTR, gia tăng lượng traffic tự nhiên vào web.
- Tối ưu hiển thị của rich snippet, giúp website nổi bật hơn trên kết quả tìm kiếm.
- Gia tăng tỷ lệ kết quả trả về đúng với nhu cầu của khách truy cập.
- Hỗ trợ con bot Google hiểu rõ hơn về nội dung trên website.
- Ưu tiên hiển thị các thông tin nổi bật, quan trọng ngay tại web. 

Ảnh hưởng của Schema trong SEO websiteẢnh hưởng của Schema trong SEO website

Hướng dẫn tạo Schema cho website hoàn toàn miễn phí

Bước 1: Bạn đăng nhập vào công cụ Schema Markup Generator: Tại đây
Bước 2: Lựa chọn loại Schema (cấu trúc dữ liệu) phù hợp với website của mình và nhập đầy đủ các trường thông tin
Chẳng hạn: Chọn trường dữ liệu cho các bài viết trên web (Article), bạn sẽ phải nhập thông tin tương ứng như sau
- Article @type: Loại Article
- URL: Link bài viết
- Image URL #1: Link ảnh đại diện
- Headline: Tiêu đề bài viết, không quá 110 ký tự
- Author @type: Loại tác giả bài viết (Person: Cá nhân hay Organization: Tổ chức)
- Author: Tên tác giả bài viết
- Publisher: Đơn vị xuất bản bài viết
- Pulisher logo URL: Link logo của đơn vị xuất bản bài viết
- DatePublished: Thời gian xuất bản bài viết lần đầu
- DateModified: Thời gian chỉnh sửa bài viết gần nhất.

Hướng dẫn tạo, tối ưu Schema trong thiết kế websiteHướng dẫn tạo, tối ưu Schema trong thiết kế website

Bước 3: Sau khi đã điền đầy đủ thông tin, bạn sẽ nhận về đoạn Script cho schema Article => Copy (sao chép) đoạn mã code vào thẻ head trong bài viết.
Bước 4: Truy cập công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc: Tại đây để check xem Schema được cài hay chưa, có lỗi cài đặt hay không.

>>> Lưu ý:
- Để nhập thông tin chuẩn nhất, người dùng cần hiểu rõ ý nghĩa của từng trường Schema.
- Cài đặt Schema riêng lẻ cho từng trang đích/ từng bài viết sẽ mất rất nhiều thời gian. Do đó, khi tạo mã Schema markup, bạn có thể tạo đoạn mã script tự động update cho toàn trang bằng cách thay thế những trường thông tin cụ thể bằng tham số tự động cập nhật khi có bài viết mới trên website.

Với bài viết trên đây, Web4s đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc một số kiến thức nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn Schema là gì, vai trò và ảnh hưởng của Schema trong SEO website, cách tạo Schema cho web hoàn toàn miễn phí. Hy vọng đây đều là thông tin hữu ích đối với bạn. 

>>> Khách hàng có nhu cầu thiết kế website trọn gói, chuẩn Responsive tại Web4s, gọi ngay hotline (028) 7308 6680 để được tư vấn miễn phí. 

icon icon icon Đăng ký tạo website dùng thử MIỄN PHÍ trong 15 ngày để trải nghiệm dịch vụ của Web4s ngay hôm nay!

mũi tên

Dùng thử website ngay

Web4s.vn

Đăng bởi:

Web4s.vn

302
Bài viết liên quan