Định hướng Thị giác trong Thiết kế Website: Là gì & Như thế nào?

Đăng lúc: 16:25 - 31/10/2023

Định hướng thị giác trong thiết kế website không chỉ đơn thuần là việc chọn màu sắc, hình ảnh và bố cục hấp dẫn, tạo ra một trải nghiệm tương tác độc đáo và gợi cảm hứng, nhằm thu hút và gắn kết người dùng. Đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về ý nghĩa cũng như các nguyên lý định hướng thị giác trong thiết kế website và cách áp dụng nó một cách hiệu quả. 

1. Định hướng Thị giác là gì?

Định hướng Thị giác (visual hierarchy) là một khái niệm trong thiết kế, liên quan đến cách sử dụng các yếu tố hình ảnh, màu sắc, kiểu chữ và bố cục,...nhằm tăng cường khả năng ghi nhớ, thuyết phục và sắp xếp thông tin một cách hợp lý. Đồng thời còn tạo ra một trải nghiệm đồng nhất, phù hợp với mục tiêu truyền đạt. 

Có thể nói định hướng thị giác chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất để thiết kế giao diện website đẹp, hấp dẫn và hiệu quả.

2. Ý nghĩa của định hướng thị giác trong thiết kế website 

Định hướng thị giác trong thiết kế website có ý nghĩa quan trọng để tạo ra một trải nghiệm người dùng tốt và hiệu quả, giúp họ dễ dàng hiểu được cấu trúc và ưu tiên của các yếu tố trên trang web.

Bên cạnh đó, định hướng thị giác còn là một phương pháp giúp loại bỏ các rào cản bất tiện trong việc truy cập các thông tin trên web, tăng tỷ lệ chuyển đổi bán hàng. 

Ví dụ, việc sử dụng kích thước lớn và màu sắc nổi bật cho các phần quan trọng của trang web có thể thu hút sự chú ý của người dùng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Sắp xếp các yếu tố theo một trình tự logic và sử dụng hướng dẫn hình mũi tên hoặc các yếu tố hình dạng để chỉ dẫn người dùng cũng là một cách hiệu quả để tạo ra định hướng thị giác.

3. Các yếu tố quan trọng của định hướng thị giác khi thiết kế website

3.1. Kích thước 

Dựa theo nguyên tắc của Định luật Fitts: Các đối tượng có kích thước lớn hơn - phạm vi nhấp cụ thể - sẽ dễ tương tác hơn. Nói theo cách khác, bạn sẽ không phải mất quá nhiều công sức để thu hút người dùng click vào vùng có kích thước lớn, điều này đặc biệt đối với nút CTA (nút kêu gọi hành động). Đồng nghĩa nút "DOWNLOAD NOW' sẽ có kích thước tương tự. 

Khích thước còn ảnh hướng đến cả văn bản và kiểu chữ. 

3.2. Màu sắc 

Mỗi màu đều có các kết nối tâm lý riêng cũng như định hướng khác nhau nên việc sử dụng cách thức phù hợp này tùy theo từng văn hóa vùng miền, quốc gia của người dùng là rất quan trọng.

Sẽ có một số lưu ý mà bạn cần biết khi lựa chọn màu sắc cho website của mình, chẳng hạn:

  • - Lựa chọn màu sắc phù hợp để truyền tải thông điệp chính xác và thu hút sự chú ý của người dùng. 
  • - Sử dụng màu sắc để tạo ra điểm nhấn, sự độc đáo cho thiết kế. Ví dụ như nút CTA để khuyến khích người dùng thực hiện một hành động cụ thể. 
  • - Sử dụng màu sắc tương phản giữa các phần tử trên web để đảm bảo người dùng dễ đọc và khả năng hiển thị rõ ràng. 
  • - Không sử dụng quá nhiều màu sắc vì sẽ khiến giao diện web của bạn trở nên rối mắt và khó hiểu. 
  • - Màu sắc cần được bố trí hài hòa và cân đối với nhau, đáp ứng được về tính thẩm mỹ. 

>>> 12 xu hướng màu sắc trong thiết kế website HOT năm 2023

3.3. Bố cục 

Bố cục giao diện là một trong những cách trực tiếp để kiếm soát định hướng thị giác. Một nguyên tắc khác của Định luật Fitts là tận dụng lợi thế của các phạm vi tiếp cận dễ dàng nhất. 

Nguyên tắc Gestalt chỉ ra rằng các đối tượng trên mộ đường thẳng sẽ tạo ra một hướng chuyển động giúp tầm nhìn của người dùng tiếp tục hướng về phía trước, thậm chí vượt xa sự ảnh hưởng của hiệu ứng màu sắc. 

Bên cạnh một cấu trúc có tổ chức thì hàng và cột có vai trò giữ trật tự cho các vùng không gian khác. Cặp cấu trúc này sẽ giúp bạn tạo ra thêm một vài không gian hoàn hảo cho CTA hoặc một nội dung thú vị nào đó. 

Khi quyết định bố cục, hãy nhớ đến định luật Hicks: càng giảm bớt sự lựa chọn thì giao diện sẽ càng thoáng và càng đơn giản gấp đôi. Hẳn là bạn chẳng muốn người dùng của mình ngộp với lượng nội dung dày đặc, nhưng vẫn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin. 

>>> Tiêu chuẩn đánh giá bố cục trang web đẹp

3.4. Khoảng cách 

Khoảng cách có sự liên quan mật thiết đến bố cục, điều hướng mắt hay giải thích hoặc đề xuất các chức năng. Khoảng cách tác động đến định hướng thị giác của website theo 2 cách khác nhau: sự gần nhau và không gian âm. 

Sự gần nhau (Proximity) có thể gợi ý chức năng của một phần tử qua việc sử dụng hình ảnh. Nguyên tắc Gestalt khám ra rằng người dùng có xu hướng cảm nhận các yếu tố được đặt gần và có cùng chức năng tương tự. 

Một khía cạnh khác là không gian âm, hay white space sẽ là một sai lầm "nhỏ" trong thiết kế web khi bạn chỉ đơn thuần sử dụng khoảng trắng này như một ô trống rỗng mà không cần tận dụng công cụ thiết kế. Càng ít thành phần càng tăng sự tập trung, không gian trống sẽ giúp bạn thể hiện điều đó. 

3.5. Phong cách 

Để định hình phong cách riêng cho website của mình bạn có thể sử dụng các hoạt tiết, hình ảnh để định hướng.

Ngay cả chưa một lần thiết kế của bạn đã hoàn hảo, cũng sẽ rất khó để dự liệu được toàn bộ sở thích của người dùng. Hãy nhớ rằng thiết kế không chỉ là nghệ thuật mà còn là một môn khoa học, bạn có quyền và nên tự do thử nghiệm, sáng tạo nhưng cũng đừng quên tư duy logic nhé.

4. Các nguyên lý định hướng thị giác trong thiết kế website 

4.1. Nguyên lý thị giác phân cấp (Hierarchy)

Nguyên lý thị giác phân cấp là một thuật ngữ dùng để chỉ sự phân chia thông tin thành các nhóm chính và phụ trong thiết kế giao diện web - một nguyên tắc cực kỳ quan trọng đối với designer. 

Nếu mọi thành phần trong thiết kế của bạn đều giống nhau, không có điểm nhấn sẽ khiến người dùng cảm thấy vô cùng nhàn chán. Khi áp dụng nguyên lý này, các yếu tố quan trọng hơn sẽ được đặt ở vị trí cao hơn hoặc đánh dấu nổi bật hơn để thu hút sự chú ý của người xem. 

Có nhiều cách để tạo ra sự phân cấp, có thể bằng màu sắc hoặc kích thước. Đối với typography, nguyên tắc này được ứng dụng thông qua kiểu chữ typeface, kích thước chữ (size) và sức nặng của chữ (weight).

4.2. Nguyên lý thị giác cân bằng (Balance) 

Nguyên lý này được định nghĩa là sự cân đối trong cách kết hợp, sắp xếp hoặc tỷ lệ của các yếu tố đồ họa. Cân bằng không chỉ áp dụng trong bố cục mà còn là về màu sắc, kiểu chữ, hình dạng,...

Tính cân bằng được tạo ra bằng nhiều hình thức. Thông dụng chính là đối xứng (Symmetry), bất đối xứng (Asymmetry) và cân bằng hướng tâm (Radial). 

Cân bằng đối xứng chính là yếu tố phổ biến và dễ gặp nhất trong thiết kế. Vì sự đối xứng cân bằng xuất hiện ở rất nhiều nơi và nhận thức chúng ta đã tiếp nhận tính cân bằng này như một trật tự mặc định của vạn vật. Kể cả khi áp dụng vào lĩnh vực đồ họa cũng không khác đi là mấy.

Các nhận biết vô cùng đơn giản: Các yếu tố thiết kế ở hai bên trục trung tâm được thiết kế giống nhau, như thế đối xứng qua một tấm gương vô hình. Cân bằng đối xứng có thể theo chiều từ trái qua phải, trên xuống dưới hoặc cả hai. 

4.3. Nguyên lý thị giác căn lề (Alignment)

Nguyên lý này để cập đến cách những thành phần văn bản hoặc đồ họa được sắp xếp theo những "đường gióng" trong một không gian. 

Các designer có thể điều chỉnh thiết kế của mình theo hình thức căn lề trái, căn lề phải, căn hai bên hoặc căn giữa. 

Khi không được căn lề đúng cách, chúng sẽ trông rất lộn xộn và rối mắt. Trừ một vài trường hợp mà designer cố tình không căn lề để tạo ra hiệu ứng thị giác đặc biệt, còn lại chúng ta đều nên căn chỉnh nội dung của mình. 

Mặc dù người xem không chú ý quá nhiều đến một thiết kế được căn lề chính xác nhưng nếu chỉ lệch đi một vài milimet họ sẽ nhận ra ngay. 

4.4. Nguyên lý thị giác nhấn mạnh (Emphasis)

Khi xuất bản một ấn phẩm, chúng ta cần phải biết chắc rằng khách hàng sẽ tập trung vào phần nào. Có thể đó là thông tin giảm giá hoặc tên một sự kiện chuẩn bị diễn ra,...Để giải quyết vấn đề này, áp dụng nguyên lý thị giác nhấn mạnh chính là đáp án.

Nhấn mạnh chính là chọn ra các yếu tố quan trọng nhất để làm nó trông nổi bật hơn so với những thành phần còn lại. Yếu tố này gọi là điểm tụ (Focal Point).

Mỗi thiết kế sẽ có điểm tụ khác nhau tùy thuộc vào mục đích truyền thông của doanh nghiệp. Thông thường, tiêu đề/hình ảnh/CTA sẽ là những điểm tụ cần được nhấn mạnh. Designer có nhiệm vụ làm điểm tụ nổi bật lên thông qua các kỹ thuật điều chỉnh kích thước, không gian âm, màu sắc,...

Có rất nhiều trường hợp là nhấn mạnh sai đối tượng. Cấp trên muốn bạn tập trung vào hình ảnh nhưng bạn lại tập trung vào hightlight tên của bài viết và vô vàn trường hợp dở khóc dở cười khác. 

Hãy đảm bảo bạn nhấn mạnh đúng đối tượng. Cách đơn giản nhất là gửi thiết kế của bạn cho nhiều người xem và đưa ra nhận xét đâu là yếu tố họ tập trung ánh nhìn đầu tiên trong bức ảnh. 

4.5. Nguyên lý thị giác không gian âm (White Space)

Không giam âm (White Space) là phần không gian trống giữa các yếu tố đồ họa khi thiết kế.

Việc sử dụng nguyên lý thị giác không gian âm trong thiết kế giúp mang lại cảm giác dễ đọc, thoải mái, giúp người xem có những trải nghiệm tốt hơn. Hãy thử nghĩ khi nhìn vào một thiết kế mà các chi tiết quá sát nhau, các thông tin quan trọng bị chìm, nội dung cần nhìn thấy thì lại không rõ ràng chúng ta cảm thấy khó chịu như thế nào. Đặc biệt là với các điểm tụ hay các nội dung chính cần không gian âm để được trở nên nổi bật.  

Trong thiết kế đồ họa, không gian âm được chia thành 2 dạng:

  • - Active White Space: Là không gian mà designers thiết lập một cách có chủ ý để tạo điểm nhấn cho layout. Active White Space thường được chủ động bỏ qua để thu hút sự chú ý vào nội dung để phân biệt các yếu tố với nhau.
  • - Passive White Space: Đây là khoảng trắng tự nhiên giữa các yếu tố đồ họa. Chẳng hạn như khoảng trắng giữa các từ trong văn bản hay xung quanh logo và các thành phần đồ họa khác. 

4.6. Nguyên lý thị giác tương phản (Contrast)

Nguyên lý thị giác tương phản là cách chúng ta tạo ra sự đối nghịch giữa các thành phần thiết kế, nhằm mục đích nhấn mạnh hoặc để giúp tác phẩm trở nên thú vị hơn. Nguyên lý này được tạo ra bằng cách sử dụng hình dáng, màu sắc, kích cỡ,...để làm tăng sự khác biệt giữa các yếu tố. 

Cụ thể, tương phản giúp một thành phần khác biệt hơn hẳn so với những nội dung khác trong thiết kế, tránh cảm giác nhàm chán, giúp những người có thị lực kém không gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận văn bản trên màn hình nhỏ. 

4.7. Nguyên lý thị giác lặp lại (Repetition)

Nguyên lý thị giác lặp lại là việc sử dụng nhiều lần cho một hoặc nhiều thành phần có tính chất tương tự nhau trong thiết kế, mang lại cảm giác thống nhất và tính liên tục cho sản phẩm, giúp designer tạo ra nhịp điều (rhythm).

Cách để ứng dụng nguyên lý này khá đơn giản. Chẳng hạn chúng ta có thể thống nhất sử dụng chung 1 font chữ, bộ màu, biểu tượng (icon), hoa văn (pattern) khi thiết kế. 

Sự nhất quán sẽ giúp tác phẩm dễ nhận biết hơn với người xem, không chỉ trong thiết kế mà khi xây dựng thương hiệu, lặp lại cũng là một trong những nguyên tắc quan trọng giúp phát triển hình ảnh doanh nghiệp. 

4.8. Nguyên lý thị giác kế cận (Proximity)

Nguyên lý này được sử dụng để mô tả vị trí của các yếu tố nằm gần nhau trong một layout, nhằm tạo ra một mối liên kết về thông tin giữa chúng. Nói một cách dễ hiểu hơn, nếu muốn người đọc hiểu rằng giữa thông tin A & B liên quan với nhau trên layout, chúng ta nên đặt chúng gần nhau. 

Proximity là nguyên tắc rất quan trọng khi thiết kế layout. Bởi nếu các thành phần trong layout không đảm bảo được tính liên kết, chúng ta sẽ không hình dung được liệu chúng có cùng thuộc về một nhóm thông tin hay không. 

4.9. Nguyên lý thị giác chuyển động (Movement) 

Nguyên lý thị giác chuyển động là việc điều hướng mắt của người xem theo một đường dẫn định trước trong bố cục. 

Khi chúng ta xem một thiết kế, họ sẽ bị thu hút đầu tiên bởi các tiêu điểm. Bằng cách sắp xếp cẩn thận những thành phần trong thiết kế, designer có thể dễ dàng dẫn dắt thị giác của người xem. Cách chúng tạo ra nguyên tắc chuyển động là sử dụng những nguyên lý thị giác khác nhau như "phân cấp", "căn lề" và "lặp lại". 

Nguyên lý thị giác này đặc biệt quan trọng khi thiết kế website, nơi designer cần đảm bảo người dùng sẽ điều hướng như cách họ hình dung. Ngoài ra, chuyển động cũng giúp các thiết kế tĩnh trở nên thú vị hơn. 

5. Lời khuyên khi áp dụng nguyên lý định hướng thị giác trong thiết kế web

Để ứng dụng một cách hiệu quả cao, bạn nên bắt đầu một cách đơn giản nhất và tập trung vào một yếu tố quan trọng nhất sau đó mới dần phát triển của ý tưởng của mình. Hãy xác định rõ mục tiêu thiết kế rồi mới bắt đầu thực hiện kế hoạch.  

6. Kết luận 

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu về định hướng thị giác trong thiết kế website và tầm quan trọng của nó trong việc xây dựng một trang web hấp dẫn và chuyên nghiệp. Có thể nhận thấy rằng định hướng thị giác không chỉ đơn thuần là việc chọn màu sắc và hình ảnh, mà còn là việc tạo ra một trải nghiệm tương tác độc đáo và gợi cảm hứng giúp thu hút khách hàng, tạo dựng thương hiệu và đóng góp vào sự thành công của doanh nghiệp.

Đừng quên liên hệ với Web4s nếu bạn đang có nhu cầu Thiết kế website cho doanh nghiệp ngay nhé! 

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ 4S 

YÊU CẦU WEB4S GỌI LẠI ĐỂ TƯ VẤN - BÁO GIÁ NGAY

Mời bạn để lại thông tin, chúng tôi sẽ gọi lại ngay để tư vấn và báo giá dịch vụ cho bạn!

Chào bạn! Tôi Ngô Việt Cường – Là CEO Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa. Tác giả tại Web4s, địa chỉ Tầng 4, Tòa nhà số 97 - 99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội. Web: https://web4s.vn/
Web4s cung cấp giải pháp thiết kế website trọn gói - Uy tín -  Chuyên nghiệp giá chỉ 9k/ngày, chuẩn TMĐT, chuẩn Seo, có tốc độ load nhanh. Tặng tên miền, Hosting, Email, SSL.. ☎️0901191616

  • Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa

    • Tầng 4, Tòa nhà Petrowaco số 97 - 99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

    • 1900 6680 - (024) 7308 6680

    • contact@sm4s.vn

    • https://web4s.vn/

Tạo Website miễn phí tốt nhất chỉ sau 1 phút
Tạo Website free chỉ sau 1 phút Tạo Website miễn phí ngay
[Khuyến mại] Thiết kế Web
Tạo Website free chỉ sau 1 phút Xem Khuyến Mại Ngay