Framework là gì? Tổng hợp các Framework phổ biến nhất hiện nay

Framework là gì? Tổng hợp các Framework phổ biến nhất hiện nay

Trong bài viết này, Web4s sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu một số kiến thức cơ bản liên quan đến Framework nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn Framework là gì, có những loại framework phổ biến nào và vai trò của chúng trong thiết kế website, thiết kế các phần mềm/ ứng dụng di động. 

Tìm hiểu chi tiết về Framework

Framework là gì?

Trong Tiếng Anh, Framework có nghĩa là bộ khung đỡ cho một kết cấu nào đó như bê tông/ gỗ… Còn đối với lĩnh vực CNTT, framework là bộ khung được tạo nên từ những đoạn code viết sẵn, các thư viện (library) dữ liệu, cung cấp nhiều mẫu thiết kế tương thích với ứng dụng/ phần mềm bạn cần xây dựng, các API, thư viện hay các trình biên dịch.
Hiểu một cách đơn giản, Framework chính là khung nhà có sẵn nền móng, việc của người dùng là sử dụng chúng và hoàn thiện nội thất theo mong muốn của mình.

Framework nghĩa là gì?Framework nghĩa là gì?

Các loại Framework là gì?

Hai loại Framework phổ biến nhất trong số các Framework: Web Framework và Mobile Framework.
Web Framework
- Là dạng Framework được thiết lập để sắp xếp ứng dụng web, phát triển web. Web Framework bao gồm: API web, functions, tài nguyên web, dịch vụ website…
- Web Framework thường gồm: Library - thư viện các đoạn mã code dựng sẵn cho một chức năng (function) nào đó; API; AJAX; Caching; Scaffolding; Security; Compilers.

Phân loại framework Có những loại framework nào?

Mobile Framework
- Là các Framework dành cho ứng dụng di động, hỗ trợ các developers chỉ cần viết code một lần nhưng có thể chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau (iOS, Android), giúp tiết kiệm thời gian, công sức trong việc phát triển ứng dụng. Hầu hết chúng đều sử dụng JavaScript là ngôn ngữ phát triển chính.  

Vai trò của Framework là gì?

- Hỗ trợ người lập trình phân tích, viết code dễ dàng, nhanh chóng hơn.
- Cho phép người sử dụng kiểm soát tất cả quá trình cải thiện chức năng của website cũng như việc phát triển ứng dụng/ phần mềm.

Vai trò của Framework là gì?Vai trò của Framework là gì?

Ưu điểm, hạn chế của Framework

Ưu điểm:
- Tiết kiệm thời gian, công sức phát triển phần mềm/ ứng dụng cho lập trình viên.
- Các ứng dụng/ phần mềm trở nên đáng tin cậy hơn nhờ việc xây dựng, kiểm tra, thử nghiệm kỹ càng trước một số đoạn code và chức năng.
- Hạn chế việc lỗi code, lặp code, thừa code.
- Đảm bảo ứng dụng/ phần mềm có cấu trúc chuẩn, dễ dàng vận hành/ bảo trì.
- Thiết lập sẵn các tính năng cơ bản cho một website chuẩn.

Ưu/ nhược điểm của net framework là gì, css framework là gì Ưu/ nhược điểm của net framework là gì, css framework là gì?

Hạn chế:
- Người sử dụng cần mất khá nhiều thời gian tìm hiểu, học hỏi mới có thể sử dụng được một Framework.
- Khi viết code, cần tuân thủ các tiêu chuẩn chung của Framework.
- Nếu có ý định tạo ứng dụng đơn giản, bạn không nên sử dụng Framework vì nó không phù hợp với ứng dụng quá nhỏ, thay vào đó hãy tự viết code.

Sự khác nhau giữa Library, CMS với Framework là gì?

- Library (thư viện lập trình) là tập hợp các functions (chức năng), các class (lớp) đã được dựng sẵn. Trong khi đó, Framework là tập hợp của Library với những công cụ khác như bộ phiên dịch, công cụ dòng lệnh… để phát triển web. Các khối mã lệnh trong Framework thường gửi yêu cầu đến mã lệnh của người lập trình còn trong Library, các khối mã code sẽ gọi đến các mã lệnh của thư viện lập trình.

Sự khác nhau giữa Library và Framework là gì?Sự khác nhau giữa Library và Framework là gì?

- CMS (Content Management System) là hệ thống giúp doanh nghiệp quản lý các nội dung số, được phát triển dựa trên nền tảng của một Framework. Người dùng có thể sử dụng được ngay CMS mà không phải làm theo các lệnh code phức tạp. Còn với Framework, người sử dụng chỉ được cung cấp các API, các thư viện để tự xây dựng các phần mềm hay ứng dụng.

Tổng hợp một số Framework phổ biến nhất hiện nay

Các Web Framework là gì?

Laravel Framework

Laravel là một web application framework mã nguồn mở, được viết dựa trên nền tảng PHP, cung cấp miễn phí và xây dựng trên mô hình MVC. Đây được coi là Framework phổ biến nhất, tốt nhất hiện nay.
- Ưu điểm: Hệ thống mã code linh động, chặt chẽ nên lập trình viên có thể xây dựng các đoạn code chuẩn, dễ dàng nâng cấp/ phát triển sau này.

Bootstrap

Một framework dựa trên nền tảng CSS, JavaScript phổ biến và được ưa chuộng nhất trong thiết kế website chính là Bootstrap. Ưu điểm lớn nhất của Framework này chính là tạo được nhiều giao diện web tương thích với tất cả thiết bị khác nhau (laptop, PC, tablet, mobile…). Với Bootstrap, bạn có thể dễ dàng xây dựng được nhiều giao diện web responsive đẹp mắt.

Có những loại web Framework là gì?Những loại web Framework là gì?

CakePHP

Là Framework PHP dành riêng cho web, xây dựng theo mô hình MVC với mục đích tạo nền tảng phát triển hoàn toàn miễn phí, hỗ trợ các developer tạo nhiều ứng dụng website có tính linh hoạt tốt.  

Node.js

Framework tạo môi trường phù hợp để thực hiện các câu lệnh bằng ngôn ngữ lập trình JavaScript.

.net Framework

Đây là nền tảng lập trình đồng thời là môi trường để thực hiện các ứng dụng, được phát triển bởi Microsoft và sử dụng trên điều hành Windows.
- Thế mạnh của .Net Framework là gì?: Cung cấp nhiều Libraries (thư viện lập trình), thiết kế sẵn nhiều thành phần để xây dựng các phần mềm/ ứng dụng nhanh chóng, dễ dàng hơn. Người dùng chỉ cần có hiểu biết về cách sử dụng Framework, kết hợp các thành phần với nhau theo ý muốn của mình.

.net framework là gì .net framework là gì, net framework là gì?

Codelgnite

Nhắc đến các web Framework phổ biến nhất hiện nay, không thể không nói đến Codelgnite. Đây là ứng dụng web mã nguồn mở viết bằng ngôn ngữ PHP, sử dụng mô hình MVC.

Spring Framework

Đây là Framework mã nguồn mở có chứa IOC (Inversion of control) sử dụng cho nền tảng JavaScript. Các tính năng chính của nó có thể áp dụng cho bất cứ ứng dụng Java nào.

Các Mobile Framework là gì?

Flutter

Đây là một framework UI di động của Google, hoàn toàn miễn phí, giúp tạo nên nhiều giao diện ứng dụng chất lượng. Framework này sở hữu UI (giao diện người dùng) linh hoạt, hoạt động dựa trên mã nguồn sẵn có, mang lại hiệu quả cao trên các nền tảng di động iOS/ Android.

Phân biệt CMS và FrameworkPhân biệt CMS và Framework

React Native

Một framework dành cho di động mà các lập trình viên không thể bỏ qua chính là React Native. Nó cho phép bạn thiết kế/ phát triển các ứng dụng di động đa nền tảng dựa trên sự hỗ trợ của JavaScript.
Ưu điểm: Tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức của người lập trình khi cần phát triển một ứng dụng nào đó; độ ổn định và tin cậy cao; mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng; chỉ cần sử dụng một bộ mã duy nhất cho nhiều hệ điều hành khác nhau. Tuy nhiên độ bảo mật không cao nên bạn có thể cân nhắc khi sử dụng.

Xamarin

Framework dành cho di động phổ biến bạn có thể tham khảo tiếp theo chính là Xamarin. Đây là nền tảng lập trình ứng dụng di động khá linh hoạt khi code có thể chạy trên cả nền tảng iOS và Android. Bên cạnh đó, nó có khả năng chia sẻ 75% code cho các nền tảng di động lớn nên tiết kiệm được nhiều chi phí và thời gian cho người sử dụng.

Chắc hẳn với những chia sẻ trên đây của Web4s, bạn đọc đã hiểu rõ hơn Framework là gì, có những loại Framework phổ biến nào được ứng dụng trong thiết kế website/ ứng dụng di động... Đây đều là những kiến thức hữu ích cho các lập trình viên đang có ý định tìm hiểu về lĩnh vực này. 

>>> THAM KHẢO THÊMThiết kế giao diện web bằng HTML 

>>> Khách hàng có nhu cầu thiết kế website chuyên nghiệp chuẩn Responsive, chuẩn SEO, gọi ngay
hotline (028) 7308 6680 để được Web4s tư vấn.
icon icon icon Đăng ký tạo website dùng thử MIỄN PHÍ trong 15 ngày để trải nghiệm dịch vụ của Web4s ngay hôm nay!

mũi tên

Dùng thử website ngay 

Web4s.vn

Đăng bởi:

Web4s.vn

280
Bài viết liên quan