PPC Pay per click là gì - Phân biệt PPC, CPC, CPA, CPS, CPO

PPC Pay per click là gì - Phân biệt PPC, CPC, CPA, CPS, CPO

PPC là gì, sự khác nhau giữa SEO và PPC/ Pay Per Click là gì, phân biệt các thuật ngữ trong quảng cáo như CPC, CPS, CPA, CPD... sẽ được giải đáp đầy đủ trong bài viết dưới đây của Web4s, mời độc giả quan tâm cùng đón đọc. 

PPC là gì?PPC là gì? Pay Per Click là gì?

1. Tìm hiểu chung về PPC (pay per click)

1.1. PPC là gì?

- PPC (viết tắt của pay per click) là thuật ngữ quen thuộc của Google Adwords – mỗi lần nhấp chuột đều phải trả phí, hiểu một cách đơn giản là hình thức quảng cáo có tính phí dựa trên số lần click chuột của người dùng Internet. 

1.2. Vì sao nên sử dụng PPC?

Lý do nên sử dụng PPC?Lý do nên sử dụng PPC?

- PPC là mô hình tiếp thị trực tuyến phù hợp với những người ít am hiểu về SEO hoặc cần thực hiện chiến dịch trong thời gian ngắn, có nhu cầu giới thiệu/ quảng bá thiết kế website mới…
- PPC cho phép bạn thử nghiệm các chiến dịch, đo được mức độ hiệu quả của từ khóa và thu thập thông tin phản hồi của thị trường nhanh chóng, trong thời gian thực.

1.3. Sự khác nhau giữa SEO và PPC là gì?

So sánh SEO và PPC

 

Tiêu chí so sánh

 

 

PPC

 

 SEO

 

Vị trí tại trang Kết quả tìm kiếm

 

 

Trang web của bạn sẽ xuất hiện ở trang tìm kiếm đầu tiên nếu bạn trả phí cao cho mỗi lần nhấp chuột của khách hàng

 


Website cần được tối ưu hiệu quả và cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ khác mới có thể đạt được vị trí ở trang đầu tiên của Google hay các công cụ tìm kiếm khác

 

Giá cả

 

 

Chi phí của PPC là trực tiếp: Bạn cần bỏ ra số tiền đầu tư nhất định để có được vị trí ở trang đầu tìm kiếm và số tiền này sẽ bị trừ mỗi khi có người nhấp vào quảng cáo của bạn
>>> Tốn kém chi phí hơn

 


Chi phí SEO là gián tiếp: Bạn không thể dùng tiền để mua được vị trí đầu tiên trên bảng xếp hạng của Google; thay vào đó bạn cần đầu tư vào việc SEO web để từ khóa cần SEO lên top cao nhất


Lượng truy cập

 

Đối với PPC, bạn càng trả nhiều tiền, càng có nhiều lượt nhấp chuột; khi ngưng trả tiền, lượng truy cập cũng theo đó dừng lại
>>> Số tiền đầu tư cho quảng cáo PPC đi đôi với lượng truy cập: Tỷ lệ click chuột cao đồng nghĩa với việc phải trả tiền nhiều hơn cho nhà quảng cáo


Nếu website của bạn luôn giữ vững được vị trí top đầu, bạn sẽ nhận được lượng truy cập liên tục, ổn định, bền vững
>>> Có được lượng truy cập nhiều hơn PPC mà không phải trả tiền

 

                      

Tỷ lệ chuyển đổi

 


Bộ từ khóa được chú trọng tối ưu hóa và xây dựng nhắm trúng đối tượng khách hàng mục tiêu
>>> Tỷ lệ chuyển đổi cao

 

Tỷ lệ chuyển đổi từ SEO không cao bằng PPC


1.4. Hướng dẫn xây dựng chiến lược PPC đạt hiệu quả cao nhất

- Nghiên cứu từ khóa PPC: Đây là công đoạn đòi hỏi thời gian, công sức nhưng vô cùng quan trọng ; list từ khóa PPC hiệu quả phải là những từ khóa có liên quan, mở rộng, nghiên cứu toàn diện (bao gồm các từ khóa ngắn phổ biến và các từ khóa dài)
- Tạo các chiến dịch, nhóm từ khóa quảng cáo
- Thực hiện việc tối ưu hóa trang đích
- Tiến hành việc đo lường, cải thiện, tối ưu hóa chiến dịch

Xây dựng chiến lược PPC hiệu quảXây dựng chiến lược PPC hiệu quả

1.5. Cần làm gì để các chiến dịch quảng cáo PPC đạt kết quả cao?

- Không đầu tư nhiều vào kênh quảng cáo có trả phí PPC hơn so với lợi nhuận
- Tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo
- Check việc sử dụng PPC của đối thủ qua công cụ để tham khảo cách sử dụng PPC cho hiệu quả hơn
- Thử nghiệm các kịch bản quảng cáo, chiến lược khác nhau để tìm ra được phương án hiệu quả phù hợp với doanh nghiệp mình.

1.6. Các lợi ích PPC mang lại

- Mở rộng cơ hội tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu
- Có thể đo lường được kết quả và nhận được kết quả nhanh, lập tức
- Khi tạo ra các chiến dịch quảng cáo PPC, doanh nghiệp cũng không phải chịu quá nhiều ảnh hưởng của việc Google thay đổi thuật toán như SEO

Lợi ích của PPC là gì?Lợi ích của PPC là gì?

- Hỗ trợ trong việc nhận diện và phủ sóng thương hiệu doanh nghiệp
- Dễ dàng điều phối, quản lý ngân sách dựa trên kết quả đo lường từ các chiến dịch
- Cung cấp toàn bộ các công cụ cần để thực hiện các chiến dịch, phân tích dữ liệu, từ đó giúp doanh nghiệp có những số liệu, data cụ thể để kinh doanh hiệu quả hơn.

2. Phân biệt các khái niệm khác trong Marketing bên cạnh PPC

2.1. CPC là gì?

- CPC (viết tắt của Cost Per Click): Chi phí tính trên một lần click chuột của người dùng Internet
- CPC được sử dụng hiệu quả nhất trong trường hợp: Dẫn dắt người dùng đã có nhu cầu => Họ sẽ dễ dàng bị thu hút và sẵn sàng đưa ra quyết định mua hàng nếu nội dung quảng cáo hấp dẫn, nút kêu gọi hành động CTA đúng lúc, đúng chỗ.
- Ưu điểm của CPC: Tỷ lệ chuyển đổi cao; tiết kiệm chi phí bởi nếu người dùng không click vào quảng cáo, sẽ không bị trừ tiền quảng cáo. 

CPC là gì?Tìm hiểu khái niệm CPC Cost per click

2.2. CPD là gì?

- CPD (viết tắt của Cost Per Duration): Chi phí tính theo thời gian hiển thị
- Khi nào sử dụng CPD: Phù hợp với việc quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm mới hay sự kiện nào đó của công ty/ doanh nghiệp.
- Ưu điểm: Hiệu quả cao
- Hạn chế: Nguồn ngân sách đầu tư rất lớn

2.3. CPA là gì?

- CPA (viết tắt của Cost Per Action): Là hình thức quảng cáo mà ở đó người thuê quảng cáo sẽ phải trả tiền cho mỗi hành động hay chuyển đổi đạt điều kiện như hoàn thành mẫu đăng ký, tải ứng dụng, điền form,… CPA được dùng phổ biến trong Affiliate Marketing (kiếm tiền online tiếp thị liên kết).
- Một số CPA thường sử dụng:
+ CPO (viết tắt của Cost Per Order): Chi phí tính theo số lượt đặt mua sản phẩm/ dịch vụ; sử dụng quảng cáo CPO để chạy các chiến dịch quảng bá sản phẩm dịch vụ cao cấp
+ CPS (viết tắt của Cost Per Sales): Chi phí tính theo số lượng đơn hàng thành công (có nghĩa khi đơn hàng thực hiện thành công, mới tính phí quảng cáo)
+ CPL (viết tắt của Cost Per Leads): Chi phí tính dựa trên thông tin người dùng có
+ CPI (viết tắt của Cost Per Install): Chi phí tính dựa trên số lượt cài đặt app (ứng dụng) thành công

CPA là gì?CPA là gì? 

2.4. CPM là gì? 

- CPM (viết tắt của Cost Per Impression): Chi phí được tính dựa trên số lượt hiểu thị
- CPM thường được dùng khi doanh nghiệp có nhu cầu xây dựng/ phủ sóng thương hiệu, nâng cao nhận thức của khách hàng về hình ảnh doanh nghiệp/ sản phẩm, dịch vụ.
- Hạn chế của CPM: Tốn kém rất nhiều chi phí và không phù hợp với mục tiêu thu thập leads và gia tăng doanh số bởi nếu không xác định kỹ càng mục tiêu, mỗi lần quảng cáo hiển thị CPM, bạn sẽ bị mất tiền.

Hy vọng với những thông tin Web4s đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc liên quan đến PPC, bạn đã hiểu hơn PPC là gì, PPC cần thiết như thế nào và sự khác nhau giữa SEO và PPC cũng như mở rộng thêm hiểu biết về một số khái niệm khác về quảng cáo như CPC, CPS, CPA,... 
>>> Web4s - đơn vị thiết kế website bán hàng chuẩn TMĐT, chuẩn SEO uy tín tại Hà Nội, TP.HCM và trên toàn quốc
>>> Khởi tạo website dùng thử MIỄN PHÍ trong 15 ngày trước khi chuyển sang dùng thật

mũi tên

Dùng thử ngay 

Web4s.vn

Đăng bởi:

Web4s.vn

212
Bài viết liên quan