Brand Value: Làm thế nào để Đo lường và Cải thiện Giá trị Thương hiệu?
Trở lại những năm 1950, sự thành công trong kinh doanh của một doanh nghiệp chỉ được xác định dựa trên chất lượng dịch vụ hoặc sản phẩm. Tuy nhiên, sự bùng nổ của quảng cáo và tiếp thị của những năm 1960 đã giúp tên tuổi của những doanh nghiệp đến gần hơn với người tiêu dùng.
Ngày nay, người tiêu dùng sẽ nhanh chóng từ chối mua hàng từ một doanh nghiệp nếu nó là một thương hiệu không có tên tuổi rõ ràng. Do đó, ta sẽ không quá ngạc nhiên khi các thương hiệu là “hàng hóa” có giá trị được nuôi dưỡng, thậm chí là thực hiện giao dịch mua bán giữa các công ty.
Vậy Brand Value có tầm quan trọng tới mức nào và làm thế nào để đo lường, cải thiện chúng. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Brand Value là gì?
Brand Value - Giá trị thương hiệu là giá trị có ý nghĩa về mặt tài chính mà khách hàng sẵn sàng chi trả khi mua một thương hiệu hay một phần thương hiệu như sản phẩm, dịch vụ,...Với doanh nghiệp, giá trị thương hiệu là sự đảm bảo các dòng thu nhập của doanh nghiệp. Giá trị càng cao thương hiệu càng có giá.
Brand Equity là gì?
Brand Equity - Tài sản thương hiệu là một thuật ngữ trong Marketing được dùng để chỉ giá trị của một thương hiệu, được xác định bởi nhận thức và trải nghiệm của khách hàng liên quan tới thương hiệu đó.
Một doanh nghiệp có tài sản thương hiệu mạnh mẽ sẽ thu hút được khách hàng tiềm năng, thu được nhiều lợi nhuận từ quá trình mua hàng lặp đi lặp lại của họ. Ngược lại, nếu họ không có trải nghiệm tốt thì tài sản thương hiệu sẽ bị đánh giá “kém”. Điều này thật sự là một chấm đen xấu của doanh nghiệp.
Core Brand Value là gì?
Core Brand Value - Giá trị cốt lõi được xem là giá trị khác biệt mạnh nhất, độc đáo nhất, khác biệt nhất của thương hiệu. Đây được xem như kim chỉ nam của thương hiệu bởi mọi hoạt động xây dựng và phát triển đều được phát triển từ giá trị cốt lõi.
Phân biệt Brand Value và Brand Equity
Rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này bởi chúng có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, để phân biệt rõ ràng chúng ta sẽ có những đặc điểm sau:
Brand Value | Brand Equity |
Có ý nghĩa về mặt tài chính, đóng vai trò định giá khi doanh nghiệp tiến hành mua hoặc bán thương hiệu | Có ý nghĩa là tài sản thương hiệu dựa trên số tiền mà khách hàng đồng ý chi trả để sở hữu sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp |
Bắt nguồn từ tất cả những hoạt động làm tăng giá trị cho thương hiệu | Bắt nguồn từ khách hàng và lòng trung thành của họ |
Đo lường dựa trên số liệu tài chính | Đo lường dựa trên thước đo định tính |
Tầm quan trọng của Brand Value trong kinh doanh
Đối với ban lãnh đạo doanh nghiệp
Brand Value chính là căn cứ giúp xem xét một cách tổng quan nhất về nguồn lực tài chính và tiềm năng phát triển của thương hiệu trong tương lai. Từ đó, ban lãnh đạo có thể đưa ra được các chiến lược dài hạn đúng đắn.
Sau cùng, doanh nghiệp nghiệp có thể thu được ROI tỷ lệ lợi nhuận) cao hơn so với thương hiệu có Brand Value thấp.
Đối với doanh nghiệp muốn sáp nhập/mua lại thương hiệu
Brand Value cung cấp cho các doanh nghiệp căn cứ và cách xác định giá trị thương hiệu, giúp bạn đưa ra những quyết định đầu tư hiệu quả.
Đối với thỏa thuận cấp phép
Đây chính là cơ hội để biến thương hiệu của bạn thành sản phẩm tiềm năng. Trong đó, thỏa thuận cấp phép chính là cách thức tuyệt vời mà doanh nghiệp có thể thực hiện để kiếm doanh thu từ thương hiệu.
Thỏa thuận này sẽ mang đến lợi ích cho cả 2 bên: bên cấp phép sẽ không cần đầu tư quá nhiều vốn để mở rộng kinh doanh, còn bên được cấp phép sẽ được hưởng lợi thông qua các kênh tiếp thị sẵn có, chi phí quảng cáo cũng thấp hơn.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
Các cách để đo lường Brand Value
Định giá dựa trên chi phí (Cost - Based Brand)
Phương pháp này tính toán Brand Value dựa trên chi phí xây dựng thương hiệu. Vì vậy, bạn sẽ cộng tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng ngay từ đầu. Những thứ như hợp đồng với các đại lý xây dựng thương hiệu, khuyến mãi, thương hiệu, lương của nhân viên tập trung vào thương hiệu, tiếp thị,...
Phép đo này đưa ra giá trị dựa trên những gì bạn đưa vào thương hiệu của mình. Điều quan trọng cần nhớ là nó không nhất thiết phản ánh giá trị thương hiệu hiện tại trong phạm vi công cộng. Dựa trên sự thành công của việc đầu tư xây dựng thương hiệu của bạn, cũng như những thay đổi khác của ngành, giá trị thương hiệu của bạn có thể cao hơn hoặc thấp hơn con số này.
Định giá dựa trên giá trị thị trường (Market - Based Brand Valuation)
Phương pháp này ước tính giá trị thương hiệu của bạn dựa trên tình hình thị trường hiện tại. Bạn có thể dễ dàng định giá bằng cách xem giá bán hiệu suất cổ phiếu hoặc hỏi các nhà lãnh đạo ở các công ty khác xem họ sẽ trả bao nhiêu cho thương hiệu của bạn. Bằng cách đánh giá nhiều thước đo thị trường khác nhau, bạn có thể đạt được giá trị thị trường ước tính thực tế cho thương hiệu của mình.
Định giá dựa trên chỉ số NPS (Net Promoter Score)
Đây là thước đo mức độ hiệu quả của thương hiệu trong việc quảng cáo Organic Mouth. Bạn có thể tính toán nó bằng cách hỏi khách hàng về khả năng họ sẽ giới thiệu thương hiệu của bạn cho người mà họ biết. Bạn có thể tính điểm bằng cách trừ đi tỷ lệ phần trăm của những người gièm pha khỏi tỷ lệ phần trăm của những người ủng hộ. Bạn có muốn ai đó giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ cho ai đó trong cộng đồng của họ không? - Là thước đo giá trị thương hiệu tuyệt vời.
Định giá dựa trên khách hàng (Customer-based pricing)
Phương pháp này liên quan đến việc đánh giá số lượng khách hàng hiện tại, dự đoán số lượng khách hàng trong tương lai và gán giá trị trọn đời cho từng khách hàng. Giá trị lâu dài này có thể là giá trị trung bình bao gồm khách hàng điển hình hoặc khách hàng trong các danh mục khác nhau với các giá trị khác nhau. Khách hàng là thước đo tốt cho giá trị thương hiệu, vì khách hàng trung thành gắn bó với thương hiệu mà họ xác định và yêu thích.
Định giá dựa trên thu nhập (Income - Based Brand Valuation)
Phương pháp này xem xét thu nhập do thương hiệu của bạn tạo ra hiện tại. Nói cách khác, thương hiệu của bạn mang lại bao nhiêu tiền cho công ty ( bao gồm tất cả các dòng tài chính). Sau đó, bạn phải đánh giá những phần nào có thể được quy trực tiếp vào danh tiếng và mức độ nhận biết mà thương hiệu của bạn đạt được. Mặc dù rất khó để đạt được một con số, nhưng đó là một khung hữu ích để hiểu giá trị thương hiệu.
Giải pháp cải thiện và nâng cao Brand Value
Tạo sự khác biệt với đối thủ
Nếu bạn là một thương hiệu còn non trẻ, việc có thể đánh bại các “anh lớn” trong ngành không phải là điều dễ dàng. Vậy phải làm như thế nào?
Điều đó nằm ở sự khác biệt giữa giá trị thương hiệu của bạn so với đối thủ. Sự khác biệt có ý nghĩa bắt nguồn từ lợi ích của thương hiệu. Tạo một thương hiệu có ý nghĩa khác nhau liên quan đến sự rõ ràng về mục đích - phải cung cấp cho người dùng cái mà họ muốn hoặc cần, điểm mà đối thủ không có và không thể sao chép.
Nâng cao trải nghiệm khách hàng
Khách hàng có thể lựa chọn dùng thử sản phẩm của bạn khi thấy quảng cáo thú vị, nhưng họ cũng có thể nhanh chóng rời đi nếu trải nghiệm thực tế trên sản phẩm đó không tốt, đi ngược lại với những gì mà họ thấy. Ở thời điểm hiện tại, việc mạnh tay chi tiền cho quảng cáo không thôi là chưa đủ, yếu tố còn lại nằm ở chất lượng sản phẩm.
Doanh nghiệp cần cải thiện trải nghiệm khác nhau để biến khách hàng tiềm năng sang khách hàng trung thành. Chú trọng từ khâu chăm sóc khách hàng tới việc cung cấp sản phẩm/dịch vụ chất lượng. Từ đó, nhận thức về giá trị thương hiệu của bạn sẽ tự khác tăng lên trong tâm trí khách hàng.
Chiến dịch tận dụng Influencer Marketing
Influencer Marketing đã chứng minh được tiềm năng với quy mô thị trường lên đến 16,4 tỷ USD chỉ trong năm 2022. Với đa số các thương hiệu đều đang triển khai ít nhất một chiến lược Influencer Marketing trong nhiều năm qua, việc số lượng influencer tăng từng năm là điều dễ hiểu khi hình thức tiếp thị này đã chứng minh được hiệu quả trong việc tạo ra chuyển đổi về doanh số và nâng cao được nhận thức, giá trị thương hiệu đối với người dùng.
Ví dụ: Có thể bạn đã biết đến cú lội ngược dòng của thương hiệu Biti’s trong năm 2017 thông qua chiến dịch truyền thông nhờ kết hợp với ca sĩ Soobin Hoàng Sơn trong MV “ Đi để trở về” và ca sĩ Sơn Tùng MTP trong MV “Lạc Trôi”.
Biti’s Hunter đã nhắm vào việc quảng bá hình ảnh và thương hiệu thông qua video viral và Influencer Marketing thu về hiệu quả gấp 10 lần Coca Cola, Unilever... tăng lượng bán gấp 3 lần, hết sạch hàng trong đúng 1 tuần. Có thể nói lần comeback này của Biti’s vô cùng thành công trong tâm trí người mua hàng Việt.
Đặt lợi ích, nhu cầu khách hàng lên trên hết
Bằng cách trở thành một thương hiệu phục vụ lợi ích của người tiêu dùng, thương hiệu sẽ trở nên cần thiết và dành được sự quan tâm từ khách hàng, đồng thời gia tăng cảm xúc và góp phần tăng lòng trung thành của các khách hàng. Khi một thương hiệu đã được khách hàng chấp nhận, nó sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích đích thực dễ nhận thấy. Đó là khả năng tiếp cận thị trường dễ dàng và sâu rộng hơn ngay cả khi đó là một chủng loại hàng hóa mới
>>> Xem thêm: Báo giá thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
Kết luận
Việc đo lường và cải hiện Brand Value là một quá trình liên tục và đòi hỏi sự theo dõi, điều chỉnh phù hợp. Bằng cách phân tích các chỉ số đo lường cũng như thu thập phản hồi từ khách hàng, bạn có thể đánh giá hiệu quả của một giá trị thương hiệu như thế nào.
Đừng quên, nếu bạn đang có nhu cầu Thiết kế website cho doanh nghiệp thì hãy liên hệ với Web4s để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé !
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ 4S
- - Hotline: (028) 7308 6680
- - Website: https://web4s.vn/
- - Fanpage: https://www.facebook.com/web4s
- - Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCr778Hq-QhCEBTGFc9n-Pcg
- - Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà Petrowaco số 97 - 99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
- - Văn phòng TP. Hồ Chí Minh: 927/1 CMT8, Phường 7, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
- - Văn phòng Nghệ An: Tầng 2 chung cư Saigon Sky, Ngõ 26, Nguyễn Thái Học, Phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An.
Đăng bởi:
Web4s.vn