Copywriting là gì? TIPS viết bài quảng cáo nâng cao hiệu quả tương tác

Copywriting là gì? TIPS viết bài quảng cáo nâng cao hiệu quả tương tác

Đối với những bạn mới tìm hiểu về Marketing, Copywriting có lẽ là một khái niệm còn mới lạ. Vậy Copywriting là gì? Làm thế nào để khách hàng có thể nhận ra được giá trị thông điệp mà bạn đang cần truyền tải? Hãy cùng Web4s đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây!

Đôi nét về Copywriting 

Khái niệm Copywriting là gì?

Khái niệm 

Copywriting là gì?

Copywriting (Viết quảng cáo) là một công việc sử dụng ngôn từ viết nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của một tổ chức/công ty/doanh nghiệp tới khách hàng tiềm năng. Thông qua đó, có thể dẫn dắt, thuyết phục họ đi tới quyết định mua hàng. 

Khi cắt nghĩa, Copywriting = Copy + Writing. Trong đó, “Copy” chính là những sản phẩm, văn bản quảng cáo. “Writer” là người viết. Trong trường hợp này, “Copy” không phải là sao chép, copy paste. 

Nội dung của Copywriting có thể hiển thị dưới dạng chữ, hình ảnh, video, âm thanh,...tùy thuộc vào mục đích của người viết. 

Copywriter là gì?

Copywriter (Người viết quảng cáo) là người chuyên đảm nhận các công việc liên quan đến sáng tạo nội dung. Những nội dung được sản xuất sẽ phục vụ cho các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp. 

Copywriter có thể lựa chọn làm việc tại các agency, công ty quảng cáo hoặc trở thành freelancer (người làm tự do).

Phân biệt giữa Content Writer và Copywriter

Phân biệt giữa Content Writer và Copywriter

Phân loại các dạng Copywriting hiện nay

1. Theo mục đích 

Sales Letter Copywriting: Là những nội dung chào hàng, bán sản phẩm. Điểm mạnh là có thể sử dụng ngôn ngữ phong phú, phù hợp cho các mục đích như thông cáo báo chí, sale page, sale letter,…

Creative/Advertising Copywriting: Thường là những câu slogan, đoạn văn ngắn gọn. Yêu cầu của loại này cần sáng tạo, hiểu được tâm lý của người đọc. Viết tốt cho các loại tagline, slogan, concept, storyboard,…

Digital Copywriting: Thường yêu cầu câu chữ hợp lý, tỉ mỉ, có sự thuyết phục. Digital Copywriting thường được sử dụng trên các Social Post, bài viết điều hướng trên website,…

SEO Copywriting: Là những bài viết thường tập trung sâu vào việc tối ưu cho hoạt động SEO tại doanh nghiệp. Phù hợp với mục đích làm tăng thứ hạng cho website, thương hiệu.

Brand Copywriting: Là những đại diện về mặt câu chữ, nội dung của thương hiệu. Hay nói cách khác, họ chính là những “nhà báo thương hiệu”. Họ sẽ tập trung chính vào việc đưa ra những thông tin liên quan đến thương hiệu. Phù hợp để sản xuất nội dung Thông cáo báo chí, PR, Blog Article,…

Technical Copywriting: Là những người viết, biên soạn nội dung có kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó. Nhóm này thường sẽ là chuyên gia trong lĩnh vực của họ. Do đó, những nội dung của họ sẽ “có tiếng nói” với cộng đồng, sử dụng tốt cho bài PR, review sản phẩm.

Publisher: Là một trong những kênh được sử dụng để quảng bá nội dung, tin tức cũng như thương hiệu của doanh nghiệp. Các Publisher thường có số lượng người theo dõi, độc giả trung thành khá cao. Vì vậy, đây sẽ là một trong những kênh nội dung có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận được khách hàng nhanh hơn.

2. Theo nơi làm việc 

Agency Copywriting: Là những Copywriting làm việc tại các doanh nghiệp Agency, quảng cáo, Marketing. Thông thường Copywriting trong Agency sẽ tập trung công việc chuyên môn hóa nhiều hơn. 

Corporate Copywriting: Là những copywriting làm việc trong doanh nghiệp không phải quảng cáo - Agency/Agency. Đối với những vị trí này, yêu cầu của họ cần sự đa nhiệm nhiều hơn. 

Freelance Copywriting: Là những người làm tự do, chỉ nhận order bài viết, nội dung theo từng dự án. Với hình thức này, người viết có thể hoàn toàn lựa chọn đối tác, khách hàng theo ý họ muốn. 

Tầm quan trọng của Copywriting đối với doanh nghiệp 

Tại sao copywriting lại quan trọng với doanh nghiệp

Đối với website doanh nghiệp của bạn nói riêng và mọi doanh nghiệp khác nói chung: 

Xây dựng hình ảnh thương hiệu: Đây sẽ là yếu tố tác động tới nhận thức của khách hàng về thương hiệu và phản ánh thói quen mua hàng của họ thông qua nội dung mà các copywriter truyền tải và xây dựng. 

Tạo nội dung giá trị: Chính copywriter là người hiểu rõ nhất về nhu cầu của khách hàng và có thể tạo ra nội dung phù hợp với lợi ích của dịch vụ/sản phẩm của bạn. Ngoài ra, các copywriter cũng biết cách tạo ra các lời kêu gọi cần thiết và khuyến khích người dùng thực hiện hành động theo các điều hướng. 

Kết nối được nhiều khách hàng tiềm năng: Copywriter sẽ đảm bảo được các bài viết đăng tải luôn được truyền tải một cách linh hoạt nhất. Bởi khi viết, họ có thể tập hợp được đầy đủ mô tả về các hình thức liên hệ của doanh nghiệp hoặc tái sử dụng các bài đăng đó trên phương tiện truyền thông xã hội khác.

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm: Một người Copywriter có kiến ​​thức về SEO có thể giúp cải thiện vị trí xếp hạng trang web của bạn trên các công cụ tìm kiếm như Google và Bing. Họ hiểu rõ về những yếu tố cần quan tâm khi xây dựng bài viết như từ khóa, trình thu thập thông tin web, xây dựng liên kết, v.v. và có thể viết hoặc làm mới nội dung website của bạn để giúp nó hoạt động tốt hơn khi được đánh giá bởi các công cụ tìm kiếm.

Nội dung Website càng thân thiện với SEO, thì trang web của bạn sẽ càng có nhiều cơ hội được xếp hạng cao hơn trong kết quả của công cụ tìm kiếm và càng có nhiều người nhìn thấy website của doanh nghiệp hơn.

Tips viết bài nâng cao hiệu quả trong Copywriting 

Tips viết copywriting hiệu quả

Ưu tiên lợi ích mà khách hàng nhận được 

Đối với một sản phẩm, phần tính năng/lợi ích chính là nội dung mà khách hàng luôn quan tâm nhất. Để thuyết phục họ mua hàng của bạn, thì điều tiên quyết phải nêu ra được là sản phẩm của bạn có đặc điểm gì nổi bật và khác biệt như thế nào so với các đối thủ khác trên thị trường. Đưa ra lý do tại sao họ nên lựa chọn sản phẩm của bạn chứ không phải một nhãn hiệu khác. 

Hãy tập trung nghiên cứu để tìm ra điểm ưu việt để nâng cao giá trị cạnh tranh với đối thủ. Trên hãy, hãy trình bày rõ ràng để khách hàng có thể nhận ra được điều đó nhé. 

Đặt mình vào vị trí của khách hàng 

Với copywriting, mặc dù không có sự tương tác trực tiếp với nhau nhưng bạn vẫn có cách để thể hiện sự quan tâm của mình tới khách hàng. Bằng cách viết ra các nội dung như là một cuộc trò chuyện để tạo ra sự cổng hưởng giữa bạn và khách hàng. Điều này sẽ nuôi dưỡng niềm tin, giúp xây dựng mối quan hệ bạn đang tìm kiếm. Hiểu những gì đối tượng của bạn muốn, trình bày cho họ thấy điều đó chính là chìa khóa thành công để thúc đẩy họ mua hàng hiệu quả. 

Xây dựng cầu nối với người đọc 

Trước tiên bạn phải nhận biết được đối tượng tiêu dùng của bạn – họ là ai, để bài viết có thể trình bày những lợi ích về sản phẩm một cách hiệu quả nhất. Nghiên cứu xem những gì họ muốn làm trong thời gian rảnh rỗi, điều gì sẽ làm cho cuộc sống của họ dễ dàng hơn, những gì họ đang thiếu, điều gì khiến họ hạnh phúc …. Bài viết của bạn phải từng bước kết nối được với tất cả các mối quan tâm của khách hàng.

Trình bày ngắn gọn, súc tích 

Việc trình bày ngắn gọn giúp khách hàng của bạn dễ dàng nắm bắt được những thông tin quan trọng cần thiết. Chú ý tách các đoạn văn dài thành hai hoặc nhiều đoạn ngắn, sử udngj các dấu chấm, dấu phẩy, in đậm nội dung và minh họa hình ảnh.

Nếu khách hàng dễ dàng tiếp nhận các thông tin, thì có khả năng họ sẽ tiếp tục đọc nội dung và tiếp cận sản phẩm của bạn sẽ nhiều hơn. 

Đi thẳng vào vấn đề 

Khi bạn đi thẳng vào vấn đề với những từ khóa cô đọng giúp đọc giả hiểu rõ hơn ý định của bạn và khiến họ tin tưởng hơn vào nội dung Copywriting. 

  • - Thể hiện rõ điều mà bạn muốn nói với khách hàng
  • - Lược bỏ những vấn đề không cần thiết 
  • - Thể hiện thông điệp mạnh mẽ

Một số lỗi cơ bản trong Copywriting nên tránh 

Lỗi cơ bản khi viết copywriting

Lỗi chính tả: Đây là một lỗi sai cơ bản mà bất kì copywriter nào cũng dễ mắc phải. Tưởng chừng đây chỉ là một lỗi nhỏ nhưng có 74% người dùng mạng chú ý đến chính tả và ngữ pháp khi vào xem website của công ty. Hơn 50% số người sẽ tránh hợp tác với các doanh nghiệp khi mắc phải lỗi trên. Với con số trên, bạn đã hiểu tầm quan trọng của việc soát lỗi chính tả là như thế nào rồi đúng không? 

Nhồi nhét từ khóa: Marketer nào cũng muốn website của mình được xếp hạng ở trang đầu trong kết quả tìm kiếm Google. Chính vì vậy, họ luôn tìm cách để lồng ghép từ khóa chính vào bài viết càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, điều này thực sự không cần thiết, thậm chí còn tạo ra hiệu ứng không tốt, dễ bị Google cho là spam. Lúc này, chẳng thể cải thiện thứ hạng tìm kiếm mà còn làm mất uy tín, không mang lại giá trị nội dung cho người đọc. 

Không chú trọng vào headline: "90% những người chia sẻ nội dung của bạn, thường dựa trên các headline vì thậm chí họ không bận tâm để click và đọc chúng trước khi chia sẻ". Vì thế, nếu bạn đặt headline mà người đọc không màng lướt tới, thì làm sao có thể mong chờ họ đọc bài viết của bạn. 

Viết dài dòng, lan man: Dù nội dung của bạn có hay đến mức nào, nhưng đứng trước một bài viết có lượng chữ "khổng lồ" cũng không khiến cho người đọc cảm thấy hứng thú. Hãy cố gắng trình bày ngắn gọn, xúc tích, tập trung vào ý chính, vào những gì bạn cần viết là đủ. 

Không đọc lại bài trước khi đăng: Nếu không cẩn thận trong quá trình viết, thì bạn có thể tạo nên sự hiểu lầm ý nghĩa về câu từ. Có thể ý của bạn là một nghĩa khác nhưng người đọc lại hiểu theo một kiểu khác. Lúc này thật sự phiền phức to rồi! 

Kỹ năng cần thiết để trở thành một Copywriter chuyên nghiệp 

Kỹ năng để trở thành một copywriter chuyên nghiệp

Kỹ năng tư duy sáng tạo: Để cho ra những nội dung không bị lặp lại, nhàm chán thì người làm nội dung cần có đầu óc nhanh nhạy, khả năng xử lý tốt. Có thể nói, đây là một trong những yếu tố quyết định tới sự thành công của một Copywriter. 

Kỹ năng viết: Trong trường hợp kỹ năng viết của bạn còn hạn chế thì sẽ rất khó để có thể diễn tả được hết ý nghĩa của một chủ đề. Để trau dồi, đòi hỏi bạn phải đọc nhiều, nghe nhiều và viết nhiều lĩnh vực khác nhau để gia tăng "sự va chạm" ngôn từ phong phú hơn. 

Khả năng tìm kiếm - phân tích - tổng hợp thông tin: Kỹ năng này giúp các copywriter phân tích tốt trong việc xác định Insight khách hàng rồi từ đó có thể đưa ra những giái pháp phù hợp về nội dung. Đồng thời cũng có thể nắm bắt nhanh chóng được xu hướng đời sống, môi trường Internet. 

Kỹ năng đọc hiểu: Một copywriter phải có khả năng đọc hiểu tốt để dễ dàng trao đổi với đồng nghiệp/đối tác/khách hàng về dự án triển khai. Ngoài việc diễn giải được ý tưởng của bản thân thì bạn cũng phải hiểu được ý tưởng của đối phương. 

Kỹ năng SEO Onpage: Vai trò của SEO trong thời kỳ công nghệ số hiện nay là vô cùng quan trọng để những sản phẩm Copywriting có thể tiếp cận được nhiều khách hàng hơn thông qua các công cụ tìm kiếm. Để làm được điều này, copywriter cần phải biết tối ưu hóa tiêu đề, thẻ mô tả, nội dung,...để nâng cao trải nghiệm người dùng, bot Google quét nội dung dễ dàng và lập chỉ mục nhanh hơn. 

>>> Xem thêm: Cách viết content marketing hiệu quả 

Kết luận 

Hiện tại và tương lai, Copywriting vẫn là một ngành nghề vô cùng tiềm năng và mang lại cho bạn một mức thu nhập vô cùng ổn định. Nếu bạn muốn phát triển và đi xa hơn trong ngành thì nên dành nhiều thời gian để tìm hiểu thật kỹ về nó. Web4s hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã có được một cái nhìn tổng quát hơn về Copywriting. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn còn thắc mắc cần được giải đáp nhé. 

Thông tin liên hệ: 

Liên hệ trực tiếp tại một trong 3 địa chỉ

  • Trụ sở chính: Tầng 4 – Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội Tel: (024) 7308 6680 
  • Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 927/1 CMT8, Phường 7, Quận Tân Bình, - TP.HCM Tel: (028) 7308 6680 
  • Chi nhánh Vinh – Nghệ An: Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, thị trấn Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An 
Web4s.vn

Đăng bởi:

Web4s.vn

179
Bài viết liên quan