SEO là gì? Tổng hợp một số kiến thức SEO cơ bản

SEO là gì? Tổng hợp một số kiến thức SEO cơ bản

Một trong những giải pháp nhằm giúp nâng cao thứ hạng website trên Internet chính là SEO website, vậy nhưng bạn đã hiểu rõ SEO là gì? Lợi ích của SEO trong thiết kế website? Vậy cùng tìm hiểu chi tiết kiến thức SEO dưới đây...

SEO là gì - Một số định nghĩa liên quan đến SEO

SEO là gì - SEO viết tắt của từ gì?

SEO là viết tắt của Search Engine Optimization - tối ưu hóa công cụ tìm kiếm giúp trang web thân thiện hơn với bộ máy tìm kiếm và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin của người dùng. SEO cũng chính là một phần trong Marketing, hỗ trợ truyền tải thông điệp của doanh nghiệp trong các chiến dịch quảng cáo tiếp thị đến đúng đối tượng mục tiêu, từ đó thu hút lưu lượng truy cập và gia tăng doanh thu cho đơn vị. 

SEO web là gì?

SEO web là tất cả phương pháp tối ưu trang web, giúp website đạt thứ hạng cao nhất trên công cụ tìm kiếm (Google, Bing, Yahoo…) và mang lại giá trị nào đó cho người sử dụng.

SEO Google là gì?

SEO Google là tổng hợp các kỹ thuật tối ưu website để web thân thiện hơn với con bọ Google, nâng cao thứ hạng từ khóa trên công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới - Google. 

SEO là gì? Kiến thức SEO
SEO là gì (seo la gi)? SEO viết tắt của từ gì? SEO website là gì? 

6 loại hình SEO website phổ biến hiện nay

- SEO tổng thể: Cần đảm bảo tối ưu Onpage SEO, Offpage SEO, Technical
- SEO từ khóa: Tối ưu các từ khóa để bài viết trên website đạt thứ hạng cao nhất trên Google
- SEO social: Kết hợp tối ưu SEO và gia tăng tương tác người dùng trên các kênh mạng xã hội như Facebook/ Instagram/ Twitter... để thúc đẩy việc xếp hạng website.
- SEO local: Phù hợp với hình thức kinh doanh tại địa phương
- SEO app: Tối ưu SEO để app (ứng dụng) của bạn đứng top trong công cụ tìm kiếm trên mobile. 
- SEO ảnh: Tối ưu hóa dung lượng ảnh, đặt tên file ảnh bằng từ khóa chính/ nội dung của hình ảnh đó, tối ưu alt tag, chú thích, liệt kê ảnh vào Google maps...

Các loại hình SEO web là gì Các loại hình SEO web là gì? seo la gi?

Các thành phần chính của SEO là gì?

SEO bao gồm 2 thành phần chính: SEO OnPage & SEO OffPage

Tìm hiểu kiến thức SEO OnPage 

SEO OnPage là toàn bộ thủ thuật tối ưu các yếu tố hiển thị trực tiếp trên thiết kế website (Tiêu đề, đoạn mô tả, thẻ heading, nội dung,  hình ảnh...)
Mục đích: Cải thiện vị trí xếp hạng của web trên kết quả tìm kiếm của Google. 
Các kỹ thuật SEO OnPage bao gồm:
- Nghiên cứu, tối ưu từ khóa
- Tối ưu URL, tiêu đề, đoạn mô tả, các thẻ Heading, định dạng văn bản
- Tối ưu cấu trúc web (cách tổ chức nội dung web)
- Xây dựng nội dung (content) chất lượng, tươi mới và hữu ích với người đọc
- Xây dựng điều hướng thân thiện để nâng cao trải nghiệm người dùng
- Tối ưu hình ảnh (kích thước, tên ảnh, thẻ alt)
- Tối ưu tốc độ load web
- Tối ưu các liên kết nội bộ, liên kết ngoài. 

Phân biệt SEO OnPage & SEO OffPagePhân biệt SEO OnPage & SEO OffPage

Tìm hiểu kiến thức SEO OffPage

SEO OffPage là các kỹ thuật tối ưu các yếu tố ngoài website (link liên kết, quảng cáo & tiếp thị thiết kế web trên các mạng xã hội (social media). 
Mục đích: Kéo traffic về web, thúc đẩy thứ hạng web trên top tìm kiếm của Google.  
Các yếu tố SEO OffPage bao gồm:
- Backlinks: Xây dựng các liên kết chất lượng (đặt Backlinks trên các trang web khác nhưng phải là web uy tín, nổi tiếng, được nhiều người dùng đánh giá cao; đi links trên các mạng xã hội...)
- Brand Mention: Tạo dấu ấn thương hiệu để gia tăng độ tin tưởng nơi người dùng. 
- Social Media Marketing: Tiếp thị mạng xã hội (quảng bá thương hiệu doanh nghiệp trên các kênh mạng xã hội Facebook, Instagram, Twitter; trong các forum, diễn đàn...).

Lợi ích của SEO là gì?

- Góp phần gia tăng độ nhận diện thương hiệu doanh nghiệp.
- Hỗ trợ bộ từ khóa đạt top, thúc đẩy website xếp vị trí đầu một cách tự nhiên, giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí quảng cáo và thu hút lượng khách hàng tiềm năng. 

Lợi ích của SEO trong thiết kế websiteLợi ích của SEO web là gì?

- Tăng doanh thu, lợi nhuận bán hàng.
- Khi website được tối ưu chuẩn SEO, khách hàng sẽ chủ động tìm đến bạn qua các từ khóa.
- Website chuẩn SEO sẽ được Google đánh giá cao và tạo ấn tượng nơi khách hàng do được tối ưu trải nghiệm người dùng.

Công việc SEO là gì? SEOer cần làm những gì?

SEO là công việc đòi hỏi khả năng nghiên cứu, phân tích, lên kế hoạch triển khai tối ưu hóa Onpage, Offpage nhằm cải thiện lượng truy cập (traffic) vào web, gia tăng thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google.

Công việc chính của các SEOer
- Sáng tạo nội dung
- Cập nhật và tối ưu nội dung
- Nghiên cứu, phân tích từ khóa
- Phân tích, tối ưu SEO Onpage để website thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm và nâng cao trải nghiệm người dùng.
- Xây dựng kế hoạch SEO ngắn hạn/ dài hạn
- Thường xuyên tối ưu Featured Snippet (đoạn text Google trích từ nội dung bài viết trên website của bạn để hiển thị trên các kết quả tìm kiếm Google)
- Tương tác với người dùng qua việc trả lời các bình luận của họ dưới mỗi bài viết bạn đăng tải
- Xây dựng hệ thống backlink chất lượng
- Thiết kế web chuẩn UX/UI để gia tăng trải nghiệm người dùng

Công việc SEO là gì?
Công việc chính của SEOer là gì? Kiến thức SEO 

- Chia sẻ, quảng cáo bài viết trên các mạng xã hội
- Theo dõi, phân tích đối thủ
- Quản lý, nghiên cứu, phân tích số liệu trên Google Analytics, Google Search Console bao gồm: Lưu lượng khách truy cập, số lượt xem trang, các trang đích được người dùng truy cập nhiều nhất, số người dùng mới, tỷ lệ thoát trang, thời gian ở lại trang...
- Lập báo cáo hiệu quả SEO bao gồm các thông tin: Tỷ lệ tăng trưởng (người dùng mới, lượt truy cập trang, lượng khách truy cập duy nhất); thứ hạng mới; tỷ lệ % chuyển đổi từ bài viết so với tháng trước; các liên kết mới.
- Phân tích Persona để định hướng phát triển và xây dựng content chất lượng trên website.

Các bước cơ bản trong quy trình SEO web là gì?

Bước 1: Nghiên cứu từ khóa (bằng cách phân tích người dùng/ phân tích đối thủ và sử dụng các công cụ check từ khóa)
Bước 2: Tạo nội dung (content) chất lượng cho web dựa trên list từ khóa đã thu thập được
Bước 3: Tối ưu onpage các từ khóa (bao gồm tiêu đề, đoạn mô tả ngắn, hình ảnh, các thẻ H1…)
Bước 4: Tối ưu offpage (tạo dựng hệ thống backlink trỏ về trang chủ để tăng trust cho web…)
Bước 5: Theo dõi, phân tích kết quả SEO, tiếp tục tối ưu các yếu tố liên quan đến SEO theo các tiêu chuẩn của Google để website thăng hạng nhanh chóng và có thể giữ top lâu dài.
Bước 6: Tối ưu nâng cao: Time on site, bounce rate… và tối ưu tỷ lệ chuyển đổi
Bước 7: Thường xuyên cập nhật, làm mới, chỉnh sửa bài viết, submit URL lên Google Search Console.

Quy trình SEO là gì?Quy trình SEO Google là gì - seo la gi?

Một số công cụ hỗ trợ SEO hiệu quả

Công cụ nghiên cứu, phân tích, kiểm tra thứ hạng từ khóa

- Keywordtool.io
- Spineditor
- Ahrefs SEO Toolbar
- Google Keyword Tool
- SERP Robot
- Yoast SEO (WordPress)
- KWFinder
- Rank Tracker

Công cụ phát triển, tối ưu nội dung (content web)

- Google Trend (Tìm kiếm nội dung thịnh hành trên Google)
- Copyscape (Kiểm tra nội dung trùng lặp)
- Surfer SEO (Kiểm tra các yếu tố của content có ảnh hưởng đến SEO)

Công cụ tối ưu OnPage

- SEOQuake
- OnPage SEO Checker (SEMRush)
- Website Auditor 
- Google Pagespeed Insights (kiểm tra tốc độ load dữ liệu web)
- Schema Creator
- SEO Site Checkup
- Cora SEO 

SEO website là gì?Có những công cụ SEO web là gì?

Công cụ kiểm tra, tối ưu UX/ UI

- Google Mobile Friendly Test
- Google PageSpeed Insights

Công cụ phân tích web

- Google Search Console
- Ahrefs
- Website Auditor
- Screaming Frog
- SEO Web Page Analyzer

Công cụ phân tích link

- LinkMiner
- Moz Link Explorer
- Open Site Explorer

Như vậy trên đây, Web4s đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc những kiến thức SEO cơ bản nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn SEO là gì, quy trình SEO web cũng như những lợi ích SEO mang lại cho website. 

>>> XEM THÊM: Thiết kế web chuẩn SEO là gì? 

>>> Khách hàng có nhu cầu thiết kế website chuẩn SEO, chuẩn Responsive tại Web4s, gọi ngay hotline (028) 7308 6680 để được tư vấn miễn phí.
icon icon icon Đăng ký tạo website dùng thử MIỄN PHÍ trong 15 ngày để trải nghiệm dịch vụ của Web4s ngay hôm nay!

mũi tên

Dùng thử website ngay 

Web4s.vn

Đăng bởi:

Web4s.vn

372
Bài viết liên quan