Tổng quan Những điều Bạn cần biết về Headless Drupal

Tổng quan Những điều Bạn cần biết về Headless Drupal

Trong thế giới phát triển web ngày nay, Headless Drupal đã nhanh chóng trở thành một khái niệm đáng chú ý. Với sự phát triển của các công nghệ frontend và yêu cầu ngày càng cao về trải nghiệm người dùng đa nền tảng, Headless Drupal đã mang đến một phương pháp tiếp cận mới và linh hoạt. Vậy điều gì đã khiến Headless Drupal trở nên đặc biệt? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây. 

Headless Drupal là gì?

Headless Drupal (hay còn được gọi là decoupled Drupal) là một kiến trúc phát triển web trong đó Drupal được sử dụng làm hệ thống quản lý nội dung (CMS) để quản lý dữ liệu và logic nền tảng. Đối với giao diện người dùng (UI) và trình trình duyệt (frontend) được xây dựng độc lập bằng các công nghệ frontend khác như Angular, React, hoặc Vue.js.

Truyền thống, Drupal thường được sử dụng như một hệ thống CMS hoàn chỉnh, cung cấp cả backend và frontend. Tuy nhiên, với xu hướng phát triển ứng dụng web đa kênh và đa nền tảng, việc sử dụng Drupal theo kiến trúc headless đã trở nên phổ biến hơn.

Với Headless Drupal, Drupal vẫn giữ vai trò quản lý nội dung và cung cấp các tính năng CMS mạnh mẽ, như quản lý nội dung, quản lý người dùng, xử lý dữ liệu và quản lý bảo mật. Tuy nhiên, giao diện người dùng (UI) và trình duyệt (frontend) được xây dựng độc lập và kết nối với Drupal thông qua các API (Application Programming Interface).

>>> Xem thêm: Cách ứng dụng API trong website

Ưu và nhược điểm của Headless Drupal 

Ưu điểm 

- Linh hoạt: Hệ thống quản lý nội dung Headless linh hoạt hơn trong việc phát triển Front-end. Vì back-end và front-end được tách rời nên các nhà phát triển có quyền tự do sử dụng bất kỳ công nghệ hoặc framwork front-end nào họ thích. Điều này cho phép sáng tạo và tùy biến nhiều hơn trong giao diện người dùng. 

- Cải thiện hiệu suất: Với Headless Drupal bạn có thể cải thiện hiệu suất của ứng dụng, mang lại trải nghiệm và phản hồi nhanh hơn. Cụ thể, việc tách rời sẽ giúp hiển thị nội dung hiệu quả hơn vì ứng dụng Front-end sẽ truy xuất dữ liệu trực tiếp từ API, giảm thời gian xử lý phía máy chủ và thời gian tải trang. 

- Trải nghiệm người dùng liền mạch: Bằng cách tách rời giao diện người dùng khỏi giao diện phía sau, Headless Drupal cho phép trải nghiệm người dùng liền mạch trên nhiều kênh và thiết bị. Các nhà phát triển có thể tạo ứng dụng di động gốc, ứng dụng web tiến bộ (PWA) hoặc thậm chí tích hợp Drupal với cách thiết bị IoT, mang lại trải nghiệm nhất quán cho người dùng trên các nền tảng khác nhau. 

- Khả năng mở rộng: Headless Drupal cho phép khả năng mở rộng theo chiều ngang. Vì giao diện người dùng và mặt sau là riêng biệt nên bạn có thể mở rộng quy mô từng thành phần một cách độc lập dựa trên nhu cầu. Khả năng mở rộng này đặc biệt có lợi cho các website hoặc ứng dụng có lưu lượng truy cập caop hoặc yêu cầu cập nhật thường xuyên. 

Nhược điểm 

- Tăng độ phức tạp phát triển: Decoupled Drupal tạo ra sự phức tạp hơn so với sự phát triển của Traditional Druplal. Bởi nó đòi hỏi đội ngũ kỹ thuật có kỹ năng chuyên môn cả về công nghệ back-end và công nghệ front-end của Drupal cũng như hiểu cấu trúc dữ liệu và API của Drupal để tích hợp cả hai một cách hiệu quả.

- Chi phí phát triển cao: Vì quá trình phát triển phức tạp hơn nên việc triển khai kiến trúc Headless Drupal sẽ đòi hỏi thêm thời gian và chi phí phát triển. Ngoài ra, việc bảo trì và hỗ trợ ứng dụng của bạn sau này cũng sẽ tốn kém hơn. 

- Những thách thức quản trị nội dung: Quản trị nội dung trong Headless Drupal thường phức tạp hơn so với các thiết lập Drupal truyền thống. Vì giao diện người dùng được tách rời nên biên tập nội dung sẽ phải dựa vào các công cụ hoặc giao diện bổ sung để quản lý nội dung một cách hiệu quả. 

- Tính năng Drupal hạn chế: Khi sử dụng Headless Drupal, một số tính năng hoặc module Drupal được tích hợp chặt chẽ với giao diện người dùng có thể không khả dụng hoặc có thể cần nỗ trợ phát triển bổ sung để triển khai trong ứng dụng phía máy khách. Cụ thể hơn, bạn có thể sẽ mất quyền truy cập vào quản lý bố cục, màn hình quản lý tài khoản và chức năng xem trước. 

Phân biệt Traditional Drupal và Headless Drupal 

Traditional Drupal và Headless Drupal là hai phương pháp khác nhau để xây dựng và triển khai các dự án Drupal. Dưới đây là sự phân biệt giữa hai khái niệm này:

Traditional Drupal   Headless Drupal 
- Là cách tiếp cận truyền thống và phổ biến nhất trong việc sử dụng Drupal  - Là một kiến trúc mà phần backend và frontend của Drupal hoạt động độc lập với nhau.
- Bao gồm cả hệ thống CMS (Content Management System) và giao diện người dùng. - Drupal chỉ chịu trách nhiệm quản lý nội dung và cung cấp API (Application Programming Interface) để truy cập dữ liệu. 
- Đi kèm với một theme do Drupal cung cấp, cung cấp giao diện và chức năng cho cả phần backend (quản lý nội dung) và frontend (hiển thị nội dung) - Phần frontend (giao diện người dùng) được xây dựng bằng các công nghệ khác như React, Angular hoặc Vue.js.
=> Với Traditional Drupal, mọi nội dung và chức năng đều được quản lý trong một hệ thống duy nhất. Các theme và module có thể được sử dụng để tùy chỉnh giao diện và chức năng theo nhu cầu cụ thể. Điều này làm cho Traditional Drupal trở thành một giải pháp toàn diện cho các trang web thông thường và ứng dụng CMS. => Với Headless Drupal, việc phát triển giao diện người dùng trở nên linh hoạt hơn. Các nhà phát triển có thể sử dụng các công nghệ frontend phổ biến để xây dựng ứng dụng web hoặc di động độc lập với Drupal. Điều này cho phép tách biệt quyền kiểm soát nội dung và giao diện, đồng thời cung cấp khả năng tái sử dụng nội dung trên nhiều nền tảng và thiết bị khác nhau.

Lựa chọn giữa Traditional Drupal và Headless Drupal phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của dự án. Nếu bạn cần một hệ thống CMS tích hợp sẵn giao diện người dùng hoàn chỉnh, Traditional Drupal là lựa chọn phù hợp. Trong khi đó, nếu bạn có nhu cầu phát triển giao diện người dùng đa nền tảng độc lập với Drupal, hoặc tích hợp Drupal với các ứng dụng hoặc thiết bị khác, Headless Drupal có thể là lựa chọn tốt.

>>> Xem thêm: Điểm giống và khác nhau của Headless CMS và Traditional CMS

Khi nào nên sử dụng Headless Drupal 

  • - Tạo các trang web với nhiều hình thức và giao diện động cũng như các website tương tác liên tục với người dùng (mạng xã hội, hệ thống CRM, chat,...)
  • - Phát triển ứng dụng di động. 
  • - Phát triển các ứng dụng web với hệ thống xử lý dữ liệu người dùng phức tạp. 
  • - Cung cấp nội dung tới nhiều kênh: thiết bị IoT, hệ thống VR, mobile app, trợ lý giọng nói,...
  • - Xây dựng website có nhiều tích hợp của bên thứ 3 (nền tảng CRM, công cụ tự động hóa tiếp thị, hệ thống thương mại điện tử,...)

....

Tuy nhiên, trước khi xây dựng bất kỳ giải pháp nào được đề cập bằng phương pháp Headless, trước tiên bạn cần tìm hiểu thật kỹ ưu và nhược điểm của nó. 

Headless Drupal và kiến trúc truyền thống: Đâu là sự lựa chọn phù hợp ?

Quyết định này hoàn toàn phụ thuộc vào yêu cầu kinh doanh, ngân sách và mục tiêu của mỗi doanh nghiệp. Nếu không tham gia vào dự án của bạn, chúng tôi không thể nói tùy chọn nào sẽ đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của bạn. 

Tuy nhiên, theo ý kiến của tôi bạn nên chọn Headless Drupal nếu:

  • - Bạn coi trọng tính linh hoạt và tùy biến. 
  • - Bạn muốn tạo nội dung cho nhiều kênh đồng thời cung cấp trải nghiệm người dùng tuyệt vời trên mọi kênh. 
  • - Bạn đang dự định tích hợp website của mình với các hệ thống hoặc dịch vụ của bên thứ ba (kiến trúc không có giao diện người dùng cho phép tích hợp dễ dàng hơn).
  • - Bạn muốn chia tỷ lệ linh hoạt hơn (tức là chia tỷ lệ front end và back end không chạm nhau hoặc ngược lại).

Đối với kiến trúc truyền thống, bạn có thể lựa chọn nếu:

  • - Bạn ưu tiên phát triển nhanh chóng và một website Drupal truyền thống là đủ để đáp ứng nhu cầu của bạn. 
  • - Dự án của bạn không yêu cầu tùy chỉnh hoặc tích hợp giao diện người dùng rộng rãi với hệ thống bên ngoài. 
  • - Bạn không có mục tiêu nhắm tới nhiều nền tảng, có một website được tối ưu hóa cho máy tính để bàn và thiết bị di động là đủ với bạn. 
  • - Ngân sách của bạn hạn chế, không đủ để chi trả cho hai nhóm phát triển riêng biệt. 

Trên đây chính là những quan điểm dưới góc nhìn của chúng tôi, mang tính chất tham khảo. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn được phần nào trong quá trình phát triển doanh nghiệp của bạn. 

Một vài ví dụ sử dụng Headless Drupal 

Nhiều doanh nghiệp hàng đầu đã áp dụng phương pháp tiếp cận Headless Drupal và đã thành công. Website của họ tải nhanh và cung cấp trải nghiệm tương tác cho người dùng trên tất cả các thiết bị và giao diện, chẳng hạn:

  • - The Tonight Show with Jimmy Fallon: Sử dụng Backbone.js và Node.js cho giao diện người dùng.
  • - Weather.com: Sử dụng Angular.js cho giao diện người dùng.
  • - Great Wolf Resorts: Sử dụng khung CoffeeScript và Spine.
  • - Warner Music Group: Sử dụng Angular.js cho giao diện người dùng. 

Kết luận 

Trong bài viết này, chúng ta đã có được một cái nhìn tổng thể về Headless Drupal. Hy vọng tất cả những chia sẻ trên có thể hữu ích đối với bạn đọc. 

Với ựu hỗ trợ của cộng đồng Drupal rộng lớn, bạn có thể tận dụng tối đa tiềm năng của Headless Drupal để xây dựng các ứng dụng web đẹp mắt và linh hoạt. 4S Chúc bạn thành công !

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ 4S 

Web4s.vn

Đăng bởi:

Web4s.vn

208
Bài viết liên quan