Doanh nghiệp có nên Mở rộng Thương hiệu hay không?

Doanh nghiệp có nên Mở rộng Thương hiệu hay không?

Việc mở rộng thương hiệu là một quyết định lớn đối với một doanh nghiệp. Đôi khi, các doanh nghiệp có thể đặt câu hỏi liệu việc mở rộng thương hiệu có đáng giá và cần thiết hay không. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi vào chi tiết để khám phá lợi ích và những yếu tố cần xem xét khi quyết định mở rộng thương hiệu cho một doanh nghiệp.

Mở rộng thương hiệu là gì?

Mở rộng thương hiệu (hay còn gọi lại Brand Extension) là một chiến lược tiếp thị liên quan đến việc một công ty sử dụng tên hoặc hình ảnh thương hiệu đã có uy tín để giới thiệu các sản phẩm/dịch vụ mới. 

Thay vì chỉ tập trung vào một lĩnh vực cụ thể, mở rộng thương hiệu cho phép doanh nghiệp mang thương hiệu của mình vào các lĩnh vực khác. Các sản phẩm do mở rộng thương hiệu có thể có hoặc không liên quan chặt chẽ đến sản phẩm chủ lực mà thương hiệu đã được biết đến.

Mở rộng thương hiệu - Brand Extension

Ví dụ: Ban đầu Apple chỉ được biết đến rộng rãi nhờ máy tính Macintosh. Sau đó, công ty này đã mở rộng sang các sản phẩm khác như điện thoại, đồng hồ, tai nghe, máy tính bảng cùng nhiều sản phẩm khác. 

Mặc dù việc mở rộng các sản phẩm mới này đều khác nhau nhưng chiếc lược này không khiến cho Apple bị cuốn đi quá xa sản phẩm mẹ của nó. Thay vào đó, họ tận dụng sức mạnh thương hiệu này để thâm nhập vào thị trường mới thành công. 

>>> Xem thêm: Tầm quan trọng của Brand Positioning (Định vị thương hiệu)

Các loại hình mở rộng thương hiệu khác nhau như thế nào?  

Line extension (Mở rộng thương hiệu cho dòng sản phẩm mới): Phương pháp này sẽ dựa vào lợi thế chinh phục khách hàng mục tiêu sẵn có của thương hiệu để mở rộng các sản phẩm mới hoàn toàn, giúp tiết kiệm chi phí và giảm sự mẫu thuẫn về nhận thức giá. 

Complementary product extension (Mở rộng thương hiệu sản phẩm liên quan): Là mở rộng công việc kinh doanh, bổ sung thêm sản phẩm liên quan. Loại hình này sẽ giảm rủi ro và tận dụng danh tiếng vốn có của thương hiệu mẹ để tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu. 

Customer franchise extension (Mở rộng thương hiệu cho nhóm khách hàng có sẵn): Cung cấp dòng sản phẩm mới cho nhóm khách hàng cụ thể bằng một thương hiệu chung, giúp họ tiếp cận và tiêu thụ sản phẩm mới ra mắt dễ dàng. 

Brand lifestyle extension (Mở rộng lối sống thương hiệu): Thông thường, loại hình này sẽ hợp tác cùng các thương hiệu hay nhân vật nổi tiếng để hợp tác ra mắt, quảng cáo sản phẩm mới cho doanh nghiệp. 

Lợi ích khi mở rộng thương hiệu là gì?

Lợi ích của mở rộng thương hiệu

Mở rộng thị trường hoạt động: Việc đáp ứng số lượng lớn nhu cầu và mong muốn của khách hàng mang lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội hơn để mở rộng thị trường hoạt động. Chiến lược này sẽ giúp doanh nghiệp mang lại nhiều doanh thu, tăng khả năng tương tác với khách hàng cũng như nâng cao giá trị thương hiệu của bạn hơn. 

Thúc đẩy lòng trung thành và củng cố sự tin tưởng của khách hàng: Những khách hàng đã thiết lập mối quan hệ với một thương hiệu đáng tin cậy có nhiều khả năng sẵn sàng dùng thử các sản phẩm mới được ra mắt từ cùng một thương hiệu.

Tiết kiệm chi phí: Sử dụng tên của một thương hiệu đã tồn tại và có uy tín sẽ giúp cắt giảm chi phí về marketing khi ra mắt sản phẩm mới. Điều này sẽ dễ dàng thu hút sự chú ý và hứng thú từ khách hàng, gia tăng khả năng quảng cáo truyền miệng - một hình thức marketing vô cùng miễn phí. 

Mang lại sự chú ý cho các sản phẩm trước đó: Bạn đã bao giờ nghe một bài hát, yêu thích nó và sau đó lập tức tìm kiếm những bài hát tương tự của cùng một nghệ sĩ chưa? Mở rộng thương hiệu có thể hoạt động theo cách tương tự. Nếu một sản phẩm mới thành công, khách hàng có thể sẽ xem xét kỹ hơn các sản phẩm trước đó. Có thể nói đây chính là một phương pháp tiếp thị không tốn kém khác. 

>>> Xem thêm: Cách Đo lường và Cải thiện Giá trị Thương hiệu

Rủi ro khi mở rộng thương hiệu là gì? 

Mất tập trung: Khi mở rộng thương hiệu, có nguy cơ làm mất tập trung khỏi lĩnh vực hoạt động chính của bạn. Nỗ lực mở rộng có thể đòi hỏi nguồn lực, thời gian và sự chú trọng, gây ảnh hưởng đến việc quản lý và phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ cốt lõi của bạn. Điều này có thể dẫn đến giảm chất lượng, sự suy giảm trong sự tập trung và mất đi lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực hiện tại.

Loãng nhận diện thương hiệu: Mở rộng thương hiệu có thể đặt thương hiệu gốc của bạn vào nguy cơ mất đi sự nhận diện và giá trị. Khi mở rộng vào các lĩnh vực mới hoặc đối tượng khách hàng mới, thương hiệu của bạn có thể gặp khó khăn trong việc xây dựng sự nhận biết và tạo lòng tin từ khách hàng mới, làm mất đi sự liên kết và trung thành của khách hàng hiện tại.

Không phù hợp với thị trường mới: Các yếu tố như văn hóa, thói quen tiêu dùng, quy định pháp luật và cạnh tranh có thể khác nhau ở mỗi thị trường. Việc không hiểu và đáp ứng đúng các yếu tố này có thể dẫn đến thất bại trong mở rộng thương hiệu.

Thiếu tài nguyên và khả năng quản lý: Nếu tài nguyên như vốn, nhân lực và hạ tầng không đủ, hoặc năng lực quản lý không đáp ứng được quy mô mở rộng, thương hiệu có thể gặp khó khăn và gặp trở ngại trong quá trình mở rộng.

Rủi ro hình ảnh và danh tiếng: Nếu thực hiện chiến dịch không cẩn thận và được kiểm soát, có thể xảy ra những vấn đề như sản phẩm không đạt chất lượng, dịch vụ không đáp ứng được mong đợi hoặc vi phạm quy định pháp luật, gây tổn hại đến hình ảnh và danh tiếng của thương hiệu, ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng.

Cách xây dựng chiến lược mở rộng thương hiệu hiệu quả

Tiến hành nghiên cứu thị trường 

Việc nghiên cứu thị trường là một bước quan trọng bởi nó sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ về thị trường tiềm năng mà họ muốn mở rộng thương hiệu. Bằng cách tìm hiểu sự cạnh tranh, xu hướng tiêu dùng, yêu cầu và mong đợi của khách hàng,...doanh nghiệp mới có thể xác định được khả năng thành công và giảm thiểu rủi ro khi thực hiện chiến dịch. 

Đánh giá giá trị thương hiệu 

Đánh giá giá trị thương hiệu giúp doanh nghiệp đo lường được hiệu quả của thương hiệu hiện tại. Bằng cách định lượng các yếu tố như nhận thức thương hiệu, sự thân thiện, sự trung thành và giá trị tài chính, doanh nghiệp có thể xác định được sự tiềm năng và mức độ thành công. 

Nếu thương hiệu có giá trị và được khách hàng đánh giá cao thì việc thực hiện chiến dịch sẽ dễ dàng dàng và có khả năng thành công cao hơn. Ngược lại, nếu tình hình không khả thi, bạn cần định hình lại thương hiệu của mình thêm một lần nữa. 

Chọn đúng loại hình mở rộng thương hiệu 

Yếu tố này đảm bảo rằng khi thực hiện chiến dịch sẽ phù hợp với mục tiêu và giá trị của thương hiệu, không làm mất đi tính nhận diện và điểm độc đáo riêng biệt. Đồng thời còn đáp ứng được đúng nhu cầu và mong đợi của khách hàng. 

Bên cạnh đó, khi chọn đúng loại hình mở rộng có thể mang lại lợi thế cạnh tranh và khả năng tiếp cận thị trường, tận dụng tốt các cơ hội kinh doanh mới so với các đối thủ khác cũng như không ảnh hưởng tới khả năng tài chính. 

Đảm bảo đổi mới sản phẩm 

Các sản phẩm mới cần phải được thử nghiệm và chỉnh sửa bởi bạn sẽ không biết được hết điều gì sẽ xảy ra khi bắt đầu chiến dịch. Tên tuổi chỉ là một phần rất nhỏ để quyết định mở rộng thương hiệu thành công, chính vì vậy việc đảm bảo sản phẩm/dịch vụ mới có tính đổi mới, mang lại giá trị cao hơn cho người tiêu dùng mới có thể giúp chiến dịch hoạt động tốt. 

Định vị và tiếp thị sản phẩm một cách hợp lý 

Định vị và tiếp thị sản phẩm một cách hợp lý là rất quan trọng khi mở rộng thương hiệu, giúp xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, tạo sự khác biệt cạnh tranh, xây dựng và tăng tính nhận diện, đưa ra các định hướng chiến lược tiếp thị và mở rộng thị trường. Đồng thời, bạn có thể xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ, thu hút khách hàng và đạt được sự thành công trong quá trình mở rộng kinh doanh.

>>> Xem thêm: ReBranding cho Doanh nghiệp: Khi nào, Tại sao và Như thế nào?

Một số ví dụ về mở rộng thương hiệu thành công 

Google 

Chiến dịch mở rộng thương hiệu của Google

Tất cả chúng ta đều biết và sử dụng Google như một công cụ tìm kiếm trên web. Tuy nhiên, nó không phải là sản phẩm duy nhất của Google. Gã khổng lồ công nghệ này đã mở rộng sang Google Docs, Google Drive, Google Meets, Cloud Search rồi đến Gmail hỗ trợ công việc cho mọi doanh nghiệp.  

LifeBouy 

Chiến dịch mở rộng thương hiệu của LifeBouy

LifeBouy là một thương hiệu xà phòng lâu đời của tập đoàn Unilever. Theo thời gian, công ty đã mở rộng sản phẩm vào các thị trường khác như nước rửa tay. Giờ đây bạn có thể dễ dàng thấy các sản phẩm này nằm trên các kệ hàng của siêu thị, cửa hàng tạp hóa.  

Apple 

Chiến dịch mở rộng thương hiệu của APPLE

Apple là một công ty về công nghệ nổi tiếng với máy tính và điện thoại cũng thực hiện chiến dịch mở rộng thương hiệu. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các sản phẩm khác của Apple như Apple Watch hay Máy nghe nhạc MP3 do chính Apple thiết kế. Sự đổi mới này đã khiến cho Apple gặt hái không ít thành công. 

Ferrari 

Ferrari là một thương hiệu xe sang đến từ Ý. Tuy nhiên, thương hiệu này không dừng lại ở việc sản xuất ra những chiếc xe sang trọng và đắt tiền mà còn quyết định rẽ hướng phát triển một dòng sản phẩm không liên quan - Công viên giải trí Ferrari. Các công viên được mở rộng ở các quốc gia khác nhau mang đến cho du khách trải nghiệm Ferrari đích thực, cảm giác "siêu đã". 

Dyson

Dyson bắt đầu với việc sản xuất máy hút bụi và đồ gia dụng nhưng sau đó mở rộng sản phẩm của mình sang đèn bàn. Thương hiệu này ngày càng được lòng người tiêu dùng với các sản phẩm khác như máy sấy tóc, quạt không cánh, máy tạo kiểu tóc. 

Kết luận 

Cuối cùng, việc mở rộng thương hiệu là một cơ hội để doanh nghiệp tăng cường sự phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động. Tuy nhiên, quyết định này nên được đánh giá kỹ lưỡng, căn cứ trên các yếu tố quan trọng như khả năng tài chính, nghiên cứu thị trường và cạnh tranh trong ngành. Với một chiến lược đúng đắn và sự chuẩn bị kỹ càng, mở rộng thương hiệu có thể đem lại thành công và tạo dựng một vị thế đáng kể cho doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh ngày nay.

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ 4S 

Web4s.vn

Đăng bởi:

Web4s.vn

225
Bài viết liên quan