ReBranding cho Doanh nghiệp: Khi nào, Tại sao và Như thế nào?
Việc ReBranding là một phần quan trọng trong chu kỳ tự nhiên của mọi thương hiệu. Nhưng làm thế nào để bạn có thể nhận biết được đâu là thời điểm cần Rebranding cho doanh nghiệp của mình? Cùng tìm hiểu câu trả lời ngay trong nội dung bài viết dưới đây !
ReBranding là gì?
Rebranding chính là tái cấu trúc thương hiệu - là một chiến lược Marketing của doanh nghiệp nhằm làm mới bản sắc doanh nghiệp bao gồm logo, thông điệp, màu sắc, website, slogan hay các vật phẩm,...giúp thay đổi nhận thức, xác định lại vị trí thương hiệu trong mắt đối tác - khách hàng trên thị trường.
Trong những năm gần đây bạn có thể dễ dàng nhận thấy rất nhiều thương hiệu lớn trên thế giới như Facebook, Vinamilk, KIA, Gap, Burger King,...đều thực hiện công việc Rebranding cho doanh nghiệp của minh. Có thể nói, đây là một hoạt động khá phổ biến và được diễn ra liên tục trong nhiều năm.
Tại sao lại nói việc ReBranding là cần thiết đối với doanh nghiệp ?
Thị trường liên tục thay đổi và phát triển. ReBranding giúp doanh nghiệp cập nhật hình ảnh và thông điệp thương hiệu để phù hợp với xu hướng thị hiếu mới của người tiêu dùng.
ReBranding giúp doanh nghiệp tạo sự khác biệt và nổi bật trong một thị trường vô cùng cạnh tranh để tạo nên ấn tượng mạnh và thu hút sự chú ý từ khách hàng. Ngoài ra, chúng còn hỗ trợ mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng mới đầy tiềm năng, giúp củng cố lòng tin, mang đến một ấn tượng tích cực và khẳng định vị thế doanh nghiệp của mình trong ngành.
Cuối cùng, ReBranding có thể là cách để thể hiện sự phát triển và tiến bộ của doanh nghiệp trên thương trường.
Có một điều mà bạn luôn nhớ rằng, bất kỳ thương hiệu nào, cho dù có lớn mạnh cỡ nào thì cũng đều có "hạn sử dụng". Do sự thay đổi của thị trường, xu hướng mới và thích ứng với nhu cầu của khách hàng đều có thể nằm ngoài tầm kiểm soát của bất kỳ công ty nào, một thương hiệu chỉ mới mẻ và phù hợp trong vòng 5 đến 10 năm.
Và đó chính là lý do tại sao việc ReBranding lại quan trọng đối với sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Khi bạn thực sự hiểu được lý do, câu hỏi sẽ không còn là "Tại sao phải ReBranding thương hiệu?" mà là " Tại sao tôi lại không làm điều này sớm hơn?"
Vấn đề không phải là liệu doanh nghiệp của bạn có cần đổi mới thương hiệu hay không mà vấn đề chính là "khi nào thì cần thay đổi".
Khi nào là thời điểm doanh nghiệp nên cân nhắc ReBranding ?
Nhận thức về thương hiệu không nhất quán
Điều này xảy ra khá thường xuyên, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp Startup - Một công ty tung ra sản phẩm hoặc dịch vụ mà không có chiến lược thương hiệu mạnh hoặc chưa thực sự hiểu rõ đối tượng mục tiêu.
Việc không hiểu rõ những nhu cầu của khách hàng và xây dựng chiến lược thương hiệu định hướng "mập mờ" sẽ khiến bạn bỏ lỡ cơ hội tăng lợi nhuận và cạnh tranh về giá, có thể gây nhầm lẫn và mất lòng tin của khách hàng. Để đảm bảo nhận thức về thương hiệu nhất quán, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng các yếu tố thương hiệu của họ phù hợp với nhau và phản ánh đúng giá trị và tầm nhìn của doanh nghiệp.
Thị trường mục tiêu chưa được xác định rõ ràng hoặc hướng tới tiếp cận đối tượng mới
"Thị trường mục tiêu của chúng tôi là tất cả mọi người"
"Sự phổ biến là chiến lược của chúng tôi"
"Chúng tôi bán hàng cho mọi lứa tuổi"
Có thể dễ dàng nhận xét rằng đây thực sự là một chiến lược vô cùng "ngớ ngấn". Nếu thị trường mục tiêu của bạn không được xác định rõ ràng thì làm sao bạn có thể biết được họ thực sự cần gì từ thương hiệu của bạn.
Nhân khẩu học luôn thay đổi liên tục. Hiểu rõ đối tượng của bạn để nhận ra sự thay đổi trên thị trường. Việc ReBranding sẽ giúp bạn tương tác với đối tượng mới và giành được khách hàng mới từ các nhóm nhân khẩu học chính mà bạn đang nhắm mục tiêu.
Mang lại sức sống mới cho thương hiệu đã lỗi thời
Một dấu hiệu khác cho thấy bạn nên cân nhắc việc ReBranding là nhận thấy thương hiệu của mình đã lỗi thời.
"Lỗi thời" có thể được hiểu theo 2 nghĩa: Bạn cần được làm mới để bắt kịp xu hướng hoặc bạn không cập nhật các sở thích của khách hàng.
Khách hàng mua hàng bằng trực giác của mình giống như họ đánh giá một cuốn sách qua trang bìa của nó. Vì vậy, nếu họ cảm thấy thiết kế của bạn đã lỗi thời, bạn sẽ có ít khả năng nằm trong tầm nhìn của họ hơn.
Ngoài ram khi sở thích của khách hàng thay đổim điều này cũng có thể khiến thương hiệu của bạn trông lỗi thời, Hãy nhận phản hồi từ khách hàng để khai thác mong muốn và nhu cầu hiện tại của họ, nhằm đảm bảo vạn vẫn đáp ứng được nhu cầu của họ dễ dàng.
Tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh
Khi khách hàng không thể phân biệt được sự khác biệt giữa thương hiệu của bạn với đối thủ cạnh tranh thì đây chính là thời điểm phù hợp để bạn tiến hanh ReBranding.
Truyền đạt những điều khiến bạn khác biệt so với đối thủ cạnh tranh là chìa khóa để phát triển và thành công. Đổi mới thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn có thể giúp bạn xác định và tiếp thị sự khác biệt của mình để mang lại lợi thế cạnh tranh. Bằng cách này, khán giả biết điều gì khiến bạn nổi bật và tại sao họ nên quan tâm đến sản phẩm của bạn.
Tuy nhiên, khi đổi thương hiêu, hãy tập trung vào việc có một bản sắc thương hiệu vững chắc. Việc có một thương hiệu mà khách hàng biết đến và tin tưởng với doanh nghiệp sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Bạn cần biết cách nói chuyện với đối tượng mục tiêu của mình và truyền đạt tiếng nói thương hiệu mạnh mẽ tại sao họ nên tin tưởng bạn.
Doanh nghiệp bạn đang trải qua một cuộc mua lại hoặc sáp nhập
Việc ReBranding cho doanh nghiệp sẽ luôn xảy ra khi một công ty trải qua việc mua đi bán lại hoặc sáp nhập. Những thay đổi này luôn có tác động đáng kể tới thương hiệu của bạn. Đừng quên tập trung vào đối tượng mục tiêu mới của bạn. Quyết định ReBranding nên hay không đều xuất phát từ việc nó ảnh hưởng như thế nào đến thương hiệu cũng như tâm trí khách hàng.
Một số yếu tố bạn cần lưu ý, chẳng hạn như:
- - Đối tượng khán giá giữ nguyên hay thay đổi?
- - Sản phẩm/dịch vụ thay đổi hẳn hay cập nhật mới?
- - Tên thương hiệu có cần đổi hay không?
- - Quy mô địa lý có thay đồi gì?
Khi đổi thương hiệu sau khi sáp nhập hoặc mua lại, hãy luôn lưu ý đến đối tượng mục tiêu của bạn.
Tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp bạn đã thay đổi
Nhiều doanh nghiệp bắt đầu với quy mô nhỏ nhưng theo thời gian, họ đã phát triển vô cùng mạnh mẽ. Những sứ mệnh ban đầu có thể không còn phù hợp với thời điểm hiện tại, việc ReBranding sẽ giúp mang lại tầm nhìn mới cho ban lãnh đạo và nhân viên.
Tách thương hiệu của bạn khỏi những nhận thức tiêu cực
Một trong những thời điểm bạn cần ReBranding là cần tách thương hiệu của bạn khỏi những hình ảnh tiêu cực.
Ngày nay, bất kỳ một phát ngôn vội vàng nào cũng có thể mang lại những hàm ý vô cùng tiêu cực. Với sức mạnh của truyền thông, các sai lầm này dễ dàng lan truyền đi một cách nhanh chóng, ảnh hưởng rất nhiều tới hình ảnh thương hiệu.
ReBranding chính là giải pháp an toàn để cứu nguy cho tình huống này. Việc kiểm tra toàn diện các điểm tương tác của thương hiệu sẽ cung cấp những hiểu biết quan trọng chính xác về những nhận thức tiêu cực nằm ở đâu.
ReBranding và cách làm như thế nào để thành công?
Có thể thấy, bất cứ chiến dịch Rebrand của thương hiệu lớn nào cũng sẽ nhận được sự quan tâm vô cùng lớn từ người dùng. Tái cấu trúc thương hiệu đồng nghĩa với doanh nghiệp sẽ phải đánh đổi những giá trị đã được định hình trong tâm trí khách hàng, trở thành một hình ảnh hoàn toàn mới lạ. Vậy nên dưới đây sẽ là một vài điều bạn cần biết để Rebranding thành công:
- - Nghiên cứu thị trường: Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ thị trường để hiểu rõ hơn về đối thủ cạnh tranh và nhu cầu của khách hàng. Việc này có thể giúp doanh nghiệp tạo ra một chiến lược Rebranding phù hợp với thị trường và khách hàng mục tiêu.
- - Xác định mục tiêu: Doanh nghiệp cần xác định mục tiêu của việc Rebranding, bao gồm các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, để có thể định hướng chiến lược và đánh giá hiệu quả của chiến dịch.
- - Tập trung vào giá trị và thông điệp: Rebranding cần phải tập trung vào giá trị và thông điệp mà doanh nghiệp muốn gửi đến khách hàng. Điều này bao gồm việc lựa chọn tên thương hiệu mới, thiết kế logo và thông điệp quảng cáo phù hợp với mục tiêu và giá trị của doanh nghiệp.
- - Tạo ra một chiến lược tiếp thị tốt: Sau khi hoàn thành việc Rebranding, doanh nghiệp cần phải tạo ra một chiến lược tiếp thị để giới thiệu thương hiệu mới đến khách hàng. Việc này bao gồm việc tạo ra một kế hoạch tiếp thị chi tiết bao gồm quảng cáo truyền thống, kênh truyền thông xã hội, email marketing, v.v.
- - Gắn kết nhân viên: Rebranding cũng đòi hỏi sự tham gia và đóng góp của nhân viên. Doanh nghiệp cần phải gắn kết nhân viên để đảm bảo rằng họ đồng ý với việc thay đổi và sẵn sàng góp phần vào việc triển khai chiến dịch Rebranding.
- - Đo lường hiệu quả: Cuối cùng, doanh nghiệp cần đo lường hiệu quả của chiến dịch Rebranding bằng cách theo dõi các chỉ số tiêu chí như tăng trưởng doanh số, sự chú ý từ khách hàng, đánh giá thương hiệu, v.v. Việc này giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả của chiến dịch và điều chỉnh kế hoạch trong tương lai.
>>> Xem thêm: Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
Kết luận
Tóm lại, rebranding có thể là một quá trình thú vị và hấp dẫn cho một doanh nghiệp. Khi được thực hiện đúng cách và vào thời điểm phù hợp, rebranding có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, từ việc thích ứng với thị trường, tạo ra sự khác biệt, đến việc thể hiện sự phát triển và tiến bộ của doanh nghiệp.
Đừng quên liên hệ với Web4s nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm một Công ty thiết kế website uy tín tại Hà nội. Chúng tôi luôn luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng về quá trình thiết kế website.
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ 4S
- - Hotline: (028) 7308 6680
- - Website: https://web4s.vn/
- - Fanpage: https://www.facebook.com/web4s
- - Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCr778Hq-QhCEBTGFc9n-Pcg
- - Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà Petrowaco số 97 - 99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
- - Văn phòng TP. Hồ Chí Minh: 927/1 CMT8, Phường 7, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
- - Văn phòng Nghệ An: Tầng 2 chung cư Saigon Sky, Ngõ 26, Nguyễn Thái Học, Phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An.
Đăng bởi:
Web4s.vn