SERP là gì? Tìm hiểu kiến thức tổng quan của SERP trên Google

Đăng lúc: 08:52 - 28/09/2023

SERP là một khái niệm vô cùng phổ biến trong SEO và tác động đến việc hiển thị các trang web trên kết quả tìm kiếm của Google. Vậy SERP là gì, nó hoạt động như thế nào, và tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu kiến thức tổng quan về SERP trên Google để hiểu rõ hơn về cách thức hiển thị kết quả tìm kiếm của Google và cách tối ưu hóa trang web của bạn để đạt được thứ hạng cao trên SERP.

Tìm hiểu về SERP 

SERP là gì?

serp là gì?

SERP (viết tắt của Search Engine Results Pages) - trang kết quả của công cụ tìm kiếm. 

SERP chính là những kết quả trả về của Google đối với những truy vấn của người dùng. Nói dễ hiểu, khi bạn search một cụm từ bất kỳ trên Google, các kết quả hiển thị được trả về ngay sau đó chính là SERP. 

Tính năng nổi bật của SERP 

Featured Snippet - Đoạn trích làm nổi bật 

Đoạn trích nổi bật là một trong những tính năng của SERP mang lại cho người dùng. Đây là phần hiển thị ở đầu trang, được tổ chức một cách rõ ràng, thường có đánh dấu và thể hiện thông tin quan trọng nhất (bao gồm một đoạn văn ngắn, một bảng biểu, một danh sách hoặc một câu trả lời ngắn gọn)

Mục tiêu của đoạn trích làm nổi bật là cung cấp thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng cho người dùng, giúp họ có được câu trả lời hoặc thông tin cần thiết mà không cần phải truy cập vào trang web. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao trải nghiệm tìm kiếm của người dùng.

Để trang web của bạn xuất hiện trong đoạn trích làm nổi bật, hãy đảm bảo rằng nội dung của bạn cung cấp câu trả lời chính xác và dễ hiểu cho câu hỏi hoặc từ khóa tìm kiếm. Tối ưu hóa tiêu đề, mô tả và cấu trúc nội dung để tăng khả năng xuất hiện trong đoạn trích làm nổi bật.

Các câu hỏi liên quan - FAQs

Đây chính là một tính năng mà Google cung cấp để hiển thị các câu hỏi phổ biến liên quan đến từ khóa tìm kiếm. Bạn có thể tìm thấy đoạn mã này dưới dạng tiêu đề "People also ask". 

Để xuất hiện trong phần FAQs của SERP, bạn cần tối ưu hóa nội dung của mình. Hãy tạo các câu hỏi và câu trả lời chi tiết, cung cấp thông tin hữu ích và chính xác cho người dùng. 

Ngoài ra, việc tạo một trang FAQ riêng trên trang web của bạn cũng có thể tăng khảe năng xuất hiện trên FAQs của SERP. Lưu ý cần đảm bảo rằng FAQ của bạn có cấu trúc rõ ràng, dễ đọc và tối ưu hóa cho các từ khóa liên quan. 

Tối ưu Local Pack 

Trong thuật ngữ SERP, nếu bạn là doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng địa phương thì gói từ khóa dựa vào vị trí kết quả tìm kiếm địa phương hàng đầu trên bản đồ sẽ được hiển thị.

Để doanh nghiệp có thể tối ưu Local Pack trong SERP thì có thể thực hiện theo các bước sau: 

  • - Đăng ký và cập nhật thông tin doanh nghiệp trên Google My Business: Đảm bảo rằng thông tin doanh nghiệp của bạn, bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại và giờ làm việc, được cập nhật và chính xác trên Google My Business. Điều này giúp Google hiểu rõ hơn về doanh nghiệp của bạn và hiển thị nó trong Local Pack.
  • - Nhận xét và đánh giá: Khuyến khích khách hàng của bạn để lại nhận xét và đánh giá tích cực về doanh nghiệp của bạn trên Google. Những nhận xét và đánh giá tốt sẽ giúp tăng độ tin cậy và thu hút khách hàng mới.
  • - Tối ưu hóa trang web: Website của bạn cần được tối ưu hóa cho SEO local. Sử dụng từ khóa liên quan đến địa điểm của bạn trong tiêu đề, mô tả và nội dung trang web. Đồng thời, đảm bảo rằng trang web của bạn có cấu trúc tốt, tốc độ tải trang nhanh và tương thích với các thiết bị di động.
  • - Xây dựng liên kết: Tìm cách xây dựng liên kết từ các trang web địa phương uy tín và liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của bạn. Điều này giúp tăng độ tin cậy và sự nhận diện của doanh nghiệp của bạn trong cộng đồng địa phương.
  • - Sử dụng dữ liệu cấu trúc: Giúp Google hiểu rõ hơn về doanh nghiệp của bạn và cung cấp thông tin chính xác trong Local Pack.
  • - Quảng cáo địa phương: Nếu bạn muốn tăng khả năng xuất hiện trong Local Pack, bạn có thể xem xét việc chạy quảng cáo địa phương trên Google Ads. Điều này giúp đẩy mạnh sự hiển thị của doanh nghiệp của bạn trong kết quả tìm kiếm địa phương.

Knowledge Panel - Bảng tri thức cục bộ 

Không giống như những bảng tri thức cục bộ thông thường, đây chính là gói cục bộ dành riêng cho một doanh nghiệp. Nó sẽ xuất hiện dọc theo bên phải của trang kết quả và cung cấp đầy đủ những thông tin cơ bản của sản phẩm/dịch vụ như ảnh, phần đánh giá hay bất kỳ câu hỏi và câu trả lời nào. Phần này sẽ giúp giúp cho người dùng có được một cái nhìn tổng quan hơn về một doanh nghiệp. 

Để tối ưu bảng tri thức cục bộ, việc bạn cần làm chính là:

  • - Xác nhận danh sách "Google Doanh nghiệp của tôi"
  • - Tìm kiếm tên hoặc thương hiệu của bạn trên Google. Nếu bảng tri thức hiển tị, hãy cuộn xuống cuối bảng để " Xác nhận bảng tri thức này". 
  • - Thêm đánh dấu dữ liệu có cấu trúc Schema.org vào website của bạn. Đây chính là mã xác định thông tin mà Google lấy từ trang web của bạn để điền vào mục nhập bảng tri thức của bạn. 

Tầm quan trọng của SERP đối với SEO như thế nào? 

Tầm quan trọng của SERP như thế nào

Báo cáo của Advanced Web Ranking cho thấy nếu bạn giữ vị trí TOP 1 trên SERP bạn sẽ có khoảng hơn 32% tỷ lệ nhấp trên giao diện máy tính và hơn 25% tỷ lệ nhấp đối với giao diện điện thoại. 

Kết quả này cho thấy nếu bạn có giữ vị trí số 1 trên kết quả tìm kiếm SEO thì bạn cũng không chắc chắn nhận được tất cả các nhấp chuột của người dùng với cùng truy vấn tìm kiếm. 

Tóm lại, “việc thấu hiểu và tối ưu SERP sẽ giúp bạn có được nhiều lượt click hơn. Bạn không cần phải đứng Top 1 với các kết quả tìm kiếm tự nhiên (SEO) mà điều quan trọng chính là làm thế nào để ta có thể đạt được vị trí cao trên SERP và làm cho các kết quả của bạn thật nổi bật để thu hút được ngày càng nhiều lượt Click hơn” 

Các phân loại SERP trên Google thường gặp nhất. 

Phân loại SERP

SERP khi người dùng search web 

Khi bạn search thông tin, các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo,...sẽ trả về kết quả là các đường dẫn đến website. Bạn sẽ nhận được 2 loại kết quả tìm kiếm: Tự nhiên (Organic search) và Có trả phí (Paid Search). 

  • - Đối với kết quả tìm kiếm tự nhiên, tiêu chí đánh giá sẽ dựa vào yếu tố chất lượng trang, mức độ liên quan và hữu ích cho truy vấn người dùng. 
  • - Đối với kết quả tìm kiếm có trả phí chính là những quảng cáo mà doanh nghiệp đặt trên SERP tính trên lượt click của người dùng với một từ khóa hoặc một nhóm từ khóa. 

Tuy nhiên, 2 loại kết quả này đều có điểm chung bao gồm: thẻ tiêu đề, URL, thanh điều hướng, thẻ mô tả. Chúng sẽ được các công cụ tìm kiếm bôi đậm phần từ khóa có chứa trong đoạn nội dung đó. Từ đây, người dùng có thể căn cứ và xác định website nào có độ liên quan tới truy vấn tìm kiếm của họ nhiều nhất. 

Ngoài ra, nếu website của bạn đủ uy tín, Google Map còn hiển thị thêm địa chỉ doanh nghiệp hoặc các thông tin có sẵn trong bách khoa toàn thư Wikipedia có chứa từ khóa liên quan của người dùng. 

>>> Xem thêm: Thành phần cơ bản của website

SERP khi người dùng truy vấn tìm kiếm hình ảnh 

Tương tự như trên, SERP cũng trả kết quả về cho người dùng nếu hình ảnh có chứa từ khóa liên quan tới truy vấn của người dùng. Độ liên quan từ khóa sẽ được dựa vào thẻ mô tả, thẻ tiêu đề của hình ảnh. Bên cạnh đó, người dùng có thể lọc tìm ảnh theo chức năng của Google hiển thị như: kích thước, màu, quyền sử dụng, hình gif, hình vẽ,...

SERP khi người dùng truy vấn tìm kiếm tin tức 

Khi người dùng truy vấn tìm kiếm tin tức, SERP (Search Engine Results Page) sẽ hiển thị các kết quả tìm kiếm liên quan đến từ khóa hoặc cụm từ tìm kiếm của người dùng. Dưới đây là một số phân loại SERP phổ biến khi người dùng truy vấn tìm kiếm tin tức:

  • - Tin tức hàng đầu (Top Stories)
  • - Tin tức liên quan (Related News)
  • - Tin tức từ các nguồn đáng tin cậy (Trusted Sources)
  • - Tin tức địa phương (Local News)
  • - Tin tức video (Video News)

SERP khi người dùng truy vấn tìm kiếm video 

Gần 90 % các kết quả SERP đối với các truy vấm tìm kiếm video lấy từ Youtube. Khi người dùng tìm kiếm video, Google sẽ chỉ xuất hiện 3 video nổi bật cho kết quả bạn đang tìm kiếm trên cùng 1 hàng. Khả năng cao việc sắp xếp thứ tự ưu tiên kết quả cho các video này có thể dựa trên thuật toán phân tích từ khóa riêng của Google.

SERP đối với các truy vấn tìm kiếm mua sắm 

Đối với các truy vấn tìm kiếm mua sắm, Google sẽ hiển thị kết quả thông tin sản phẩm kèm giá tiền. Tuy nhiên, số lượng website thương mại điện tử hiện nay của Việt Nam có thể đáp ứng được các điều kiện của SERP khá ít, thông thường vẫn phải thông qua các website trung gian khác. 

SERP khi trường hợp người dùng tìm kiếm bản đồ 

SERP sẽ tự động chuyển trình duyệt tìm kiếm về dạng Google Map. Các địa danh đã được đăng ký và xác nhận có chưa từ khóa liên quan sẽ được SERP sắp xếp và hiển thị theo mức độ ưu tiên. 

SERP khi người dùng truy vấn tìm kiếm sách 

Với các truy vấn từ người dùng tìm kiếm thông tin về sách, SERP sẽ cung cấp các kết quả quảng cáo có trả tiền hiển thị dưới dạng shopping và kết quả tìm kiếm thông thường. 

SERP khi người dùng truy vấn tìm kiếm chuyến bay

SERP sẽ trả về các thông tin chuyến bay theo từ khóa của người dùng tìm kiếm. Dữ liệu này được lấy từ Google Flights (bao gồm số hiệu chuyến bay, hãng hàng không, ngày bay, thời gian, số lần chuyển, giá cả,...)

Các bước phân tích SERP hiệu quả 

Các bước phân tích SERP

Phân tích về chỉ số click và traffic tiềm năng 

SERP có đến 24 cách hiển thị kết quả tìm kiếm trên Google như Featured snippets (Đoạn trích nổi bật), Local Park (Gói địa phương), Reviews (Đánh giá),...Điều này làm từ khóa của bạn nằm ở vị trí cao nhưng tỷ lệ truy cập lại rất thấp. Vì vậy, để khách hàng tiềm năng truy cập trực tiếp vào web, bạn cần quan tâm nhiều về chỉ số click. 

Phân tích về những từ khóa phụ 

Từ khóa phụ thường mang tính chất mô tả, bổ trợ từ khóa chính, chúng thường tồn tại dưới dạng từ đồng nghĩa, từ rút gọn hoặc từ không dấu,... 

Loại từ khóa này thường dễ dàng SEO hơn, tuy nhiên lưu lượng truy cập lại không cao. Vì vậy, bạn có thể sử dụng những công cụ hỗ trợ phổ biến như Ahrefs, Keywords Explorer,...

Phân tích về mức độ uy tín của toàn bộ đối thủ 

Tại đây, người viết cần quan sát website của các đối thủ trong TOP 10. Bạn nhập từ khóa chính của họ vào Keywords Explorer. Sau đó, di chuyển xuống  phần SERP overview để phân tích: 

  • - Mức độ thẩm quyền thông qua yếu tố Off-page, bao gồm: AR, DR, UR, backlinks và referring domains.
  • - Mức độ uy tín dựa vào yếu tố On-page: traffic và từ khóa của website đạt đến thẩm quyền cao nhất. 

Phân tích về mức độ tin cậy của Domain và URL  

Đây là hai yếu tố quan trọng được sử dụng để đánh giá chất lượng và mức độ uy tín của một trang web. Nếu bạn muốn biết đâu là từ khóa tiềm năng thì bạn cần quan sát kỹ website của những đối thủ lọt top 10. Khi này, bạn sẽ nhận thấy  có tối thiểu:

  • 1 -2 đối thủ đạt ngưỡng điểm ±5 so với điểm Domain Rating.
  • 1 - 2 đối thủ đạt ngưỡng điểm từ 0 đến <20 so với điểm URL Rating. 

Phân tích về Search Intent 

Thông qua bước này, bạn sẽ dễ dàng truy vấn và tìm kiếm người dùng và biết được từ khóa của mình có thể giành được thứ hạng cao trong SERP hay không. 

Đừng bỏ qua những Search Intent quan trọng như: informational (thông tin), Navigational (điều hướng), Commercial Investigation (điều tra thương mại), Transaction (giao dịch).

Phân tích về yếu tố chất lượng Content 

Trước khi viết bài trên website, hãy dành thời gian để tìm hiểu đâu là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất. Trong thực tế, content là một yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giữ chân khách hàng ở lại trên web. 

Vì vậy, sau khi phân loại nội dung, bạn cần chuyển sang bước phân tích chất lượng nội dung của bài viết. Một bài viết SEO cần đảm bảo các tiêu chí sau đây: Cách thức trình bày, phong cách hành văn, cấu trúc bài viết. 

Phân tích về tốc độ liên kết và độ biến động của SERP

Công việc này giúp cho bạn có thể dự đoán được số liên kết tiềm năng. Từ đó sẽ đưa ra các dự báo về mức độ cạnh tranh so với đối thủ, đề xuất được những chiến lược content phù hợp, giúp tăng traffic.  

>>> Xem thêm: Google Adwords Remarketing

Kết luận 

Hy vọng với bài viết trên, bạn đã hiểu rõ hơn về SERP trên Google. Hãy dành thời gian để tìm hiểu SERP và các yếu tố liên quan đến nó trên Google để tối ưu hóa trang web của mình, từ đó nâng cao thứ hạng và tăng lượng truy cập của trang web của bạn trên kết quả tìm kiếm của Google.

Đừng quên liên hệ với Web4s nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế website cho doanh nghiệp nhé !

CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA 

YÊU CẦU WEB4S GỌI LẠI ĐỂ TƯ VẤN - BÁO GIÁ NGAY

Mời bạn để lại thông tin, chúng tôi sẽ gọi lại ngay để tư vấn và báo giá dịch vụ cho bạn!

Chào bạn! Tôi Ngô Việt Cường – Là CEO Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa. Tác giả tại Web4s, địa chỉ Tầng 4, Tòa nhà số 97 - 99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội. Web: https://web4s.vn/
Web4s cung cấp giải pháp thiết kế website trọn gói - Uy tín -  Chuyên nghiệp giá chỉ 9k/ngày, chuẩn TMĐT, chuẩn Seo, có tốc độ load nhanh. Tặng tên miền, Hosting, Email, SSL.. ☎️0901191616

  • Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa

    • Tầng 4, Tòa nhà Petrowaco số 97 - 99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

    • 1900 6680 - (024) 7308 6680

    • contact@sm4s.vn

    • https://web4s.vn/

Tạo Website miễn phí tốt nhất chỉ sau 1 phút
Tạo Website free chỉ sau 1 phút Tạo Website miễn phí ngay
[Khuyến mại] Thiết kế Web
Tạo Website free chỉ sau 1 phút Xem Khuyến Mại Ngay