[Web4s] Giải đáp thắc mắc: Website gồm những thành phần nào?

Đăng lúc: 13:49 - 27/09/2023

Khi bắt đầu xây dựng một trang web, bạn cần biết những thành phần cơ bản của một trang web để có thể tạo ra một trang web chuyên nghiệp và hấp dẫn cho người dùng. Các thành phần này bao gồm định dạng, cấu trúc, nội dung và quản lý trang web. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào những thành phần cơ bản này để giúp bạn trở thành một nhà phát triển web thành công.

Tổng quan về website 

Website là gì?

Website hay còn gọi là trang web, là một tập hợp các trang web con, bao gồm văn bản, hình ảnh, video, flash…Website chỉ nằm trong một tên miền hoặc tên miền phụ lưu trữ trên các máy chủ chạy online trên đường truyền World Wide của Internet. 

Mỗi trang web là một tập tin HTML hay XHTML và có thể được lập trình bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Những ngôn ngữ lập trình phổ biến thường được sử dụng trong website có thể kể đến như PHP, C++, JAVA, JavaScript, Python,...


Website là gì?

Phân loại các dạng website ?

Theo cấu trúc website 

  • - Website tĩnh (Static website): Dữ liệu web không được thay đổi thường xuyên. Loại web này được lập trình dựa trên nền tảng HTML, CSS và JavaScript. Nếu muốn thay đổi nội dung trên web, quản trị viên phải sửa đổi trực tiếp trên mã lệnh và chỉ những người có kiến thức và kinh nghiệm mới có thể thực hiện thao tác này. Ngày nay, web tĩnh không được  
  • - Website động (Dynamic website): Hầu hết các trang web hiện nay đều theo cấu trúc động. Loại web này chỉ sử dụng nền tảng HTML, CSS, JavaScript, PHP hoặc ASP.NET,...Quản trị viên có thể thoải mái cập nhật thông tin, thêm bớt module,...cho web đơn giản và nhanh chóng.   

Theo quyền sở hữu 

  • - Website doanh nghiệp: Đây được xem như gương mặt đại diện cho doanh nghiệp trên nền tảng số, từ cập nhật thông tin tới quảng bá hình ảnh thương hiệu cùng nhiều chức năng khác. Ngày nay, phần lớn các doanh nghiệp đều đang sở hữu cho mình một website riêng biệt. Để hiểu rõ lý do vì sao, mời bạn đọc qua bài viết tại đây. 
  • - Website cá nhân: Với dạng website này, quyền sở hữu sẽ chỉ thuộc về một cá nhân duy nhất, được tạo nên để phục vụ cho bất kỳ mục đích nào.  

Theo chức năng 

  • - Website bán hàng: Là các trang web thương mại điện tử hoặc các trang bán hàng của một đơn vị hay cá nhân. Cho phép người dùng đặt hàng và lựa chọn hình thức thanh toán trên web. Bên cạnh đó người bán cũng có thể quản lý trực tiếp công việc kinh doanh của mình. 
  • - Website tin tức: Là các trang web cung cấp thông tin về văn hóa, chính trị, xã hội,....tới độc giả, được phát triển và thay thế cho báo giấy truyền thống. Chủ sở hữu thường là các cơ quan nhà nước, hiệp hội, tổ chức, tòa soạn. 
  • - Mạng xã hội: Là nơi cho phép mỗi cá nhân hoặc doanh nghiệp tạo ra một không gian riêng cho mình. Tại đây bạn có thể đăng tải thông tin, chia sẻ bất kỳ điều gì mà mình quan tâm. Phần lớn họ đều có nhu cầu giải trí, kết nối với bạn bè. 
  • - Diễn đàn/Forum: Là nơi để tất cả những người có chung sở thích, quan tâm về cùng 1 vấn đề nào đó chia sẻ và thảo luận với nhau. Chủ sở hữu có thể là bất cứ ai có nhu cầu tạo forum.
  • - Website giải trí: Web này bạn có thể nghe nhạc, xem phim, chơi game online,...
  • - Website rao vặt: Có chức năng tương tự như một khu chợ online. Trên này bạn có thể đăng tải những mặt hàng mà mình muốn bán. Các website rao vặt bao gồm rất nhiều loại hình nhưng phổ biến nhất là rao vặt bất động sản và trang rao vặt tổng hợp. 

Theo lĩnh vực hoạt động 

Cách phân loại này xuất phát từ mục đích sử dụng của người dùng Internet. Có vô số loại website được phân theo ngành nghề và lĩnh vực hoạt động như: website xây dựng, website du lịch, website giáo dục, website thời trang, website thẩm mỹ,...

Cấu tạo và hoạt động của website như thế nào?

Cấu tạo của website như thế nào

Một website bao gồm nhiều webpage (trang con) - là các tập tin dạng HTML hoặc XHTML được lưu trữ trên máy chủ (web server). 

Web là một bộ sưu tập khổng lồ gồm các tài liệu kỹ thuật số  website, webpage, media,… Người dùng có thể truy cập vào web thông qua các trình duyệt như Google Chrome, Microsoft Edge, Mozilla Firefox, Safari,… Thật ra web chỉ là một trong nhiều cách chia sẻ thông tin trên Internet. Ngoài ra, người dùng còn có thể sử dụng email hay giao thức FTP.

Để website hoạt động được, cần có các thành phần chính sau:

  • - Source Code (mã nguồn): Là một hệ thống gồm nhiều hoặc một tập tin được viết dựa trên các ngôn ngữ lập trình và được kết nối thành giao diện người dùng trên website. 
  • - Web Hosting ( Lưu trữ web): Là máy chủ dùng để lưu trữ mã nguồn và các thành phần khác trên web của bạn. 
  • - Domain (Tên miền): Là địa chỉ trang web hoạt động trên Internet để người dùng truy cập vào web của bạn dễ dàng. 

Website gồm những thành phần cơ bản nào?
Thành phần cơ bản của website

Header 

Đây chính là phần nằm ở vị trí đầu trang và hiển thị trên những trang phụ. 

Một header website thường sẽ bao gồm các yếu tố như: Logo, Slogan, Menu, Search box, giỏ hàng, banner quảng cáo,...Ngoài ra, với những trang web được tạo ra để chuyển đổi, lấy thông tin như: Điền form, đăng ký mua hàng,...thì thường không thiết kế phần đầu trang để tránh làm người truy cập mất tập trung vào mục đích chuyển đổi. 

Home link 

Là phần quan trọng trong danh mục và chính là đường dẫn liên kết đến trang chủ (là trang đầu tiên khi bạn truy cập vào một trang web). 

Danh mục này có thể được thực hiện theo hai cách sau:

  • - Được gắn trực tiếp vào logo website
  • - Được gắn vào một đoạn chữ mà bạn dễ nhìn thấy như “trang chủ” hoặc “Home” 

Khi bạn nhấp chuột vào link này, màn hình sẽ nhanh chóng chuyển đến trang chủ của web. Điều này còn giúp người dùng muốn trở lại trang chủ khi đang lướt đến một phần, một trang nào đó được thuận tiện hơn. 

Hộp tìm kiếm (Search box)

Là danh mục giúp người dùng nhanh chóng tìm được thông tin mà họ muốn thông qua một từ khóa cụ thể nào đó. Danh mục này là phần không thể thiếu đối với mỗi trang web hiện nay. 

Site ID 

Chính là tên website hay nói cách khác là định dạng web. Site ID thường nên đặt ở bên góc trái phần giao diện web. Site ID bạn thường thấy nhất là hình logo hay một đoạn slogan ngắn của website. 

Thanh menu điều hướng 

Danh mục menu điều hướng là khu vực tập hợp các link dẫn đến các trang mục khác trong website. Khu vực này cần phải được thiết kế một cách dễ nhìn nhằm giúp người dùng nhanh chóng đi đến các trang họ mong muốn. 

Ví dụ thanh menu điều hướng bao gồm các link như Trang chủ, Sản phẩm, Liên hệ, Giới thiệu,...

Slider 

Slider là danh mục web thường được đặt ngay bên dưới header. Slider sẽ bao gồm những cuộc ảnh khác nhau được cài đặt thêm nút điều hướng để giúp người dùng dễ di chuyển qua các slide khác.

Slider cần được thiết kế đẹp vì nó sẽ là hình ảnh đầu tiên khi người dùng truy cập vào website của bạn. Slider có thể là các sản phẩm yêu thích, các ưu đãi hoặc là video quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Content area 

  • - Page Title (Tiêu đề trang web): thường được đặt ở ngay đầu phần nội dung. Tiêu đề sẽ được in đậm với phông chữ to nhằm thu hút người dùng cũng như mang đến vấn đề khiến khách hàng phải tìm hiểu.
  • - Breadcrumb navigation là thanh điều hướng phân cấp, giúp cho người dùng xác định được mình đang ở vị trí nào trong trang web. Từ đó có thể di chuyển đến các mục trên website một cách nhanh chóng. Phần này sẽ được đặt ngay ở đầu nội dung trang.
  • - Content: đây là phần nội dung chính cung cấp các thông tin sản phẩm, dịch vụ hay các bài viết chia sẻ dạng blog trên website. Thông thường website sẽ có hệ thống quản lý nội dung web hay còn gọi là CMS để bạn có thể nhập nội dung, chỉnh sửa và đăng tải lên.
  • - Paging navigation (Điều hướng phân trang): Đây là phần giúp cho website của bạn trở nên logic và nhìn khoa học hơn khi việc phân chia các nội dung được sắp xếp một cách rõ ràng. Ví dụ như website bán mỹ phẩm thì nên phân trang theo loại da hoặc theo công dụng nổi bật của từng dòng sản phẩm. Điều này vừa giúp giảm tải website của bạn được load nhanh hơn, vừa giúp người dùng không phải cuộn chuột quá nhiều để tìm thấy thông tin mình mong muốn. Điều hướng phân trang sẽ thường được đặt ở đầu hoặc cuối trong phần nội dung trang.
  • - Thanh thông tin: thường để chia sẻ các thông tin phụ như ngày đăng bài, tác giả, số lượt người xem bài viết,...
  • - Thanh chia sẻ mạng xã hội: thường là nút link chia sẻ trang qua các mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram hay Twitter,...

Giỏ hàng 

Đối với những web bán hàng thì danh mục này là phần không thể thiếu. 

Giỏ hàng có thể hiển thị thông tin như: số lượng sản phẩm đã chọn, tổng thành tiền là bao nhiêu? Khi người dùng click mua sẽ được chuyển đến trang giỏ hàng để xem chi tiết đơn đặt mua. 

Banner 

Banner và header là hoàn toàn khác nhau. Từ banner được dùng trong việc quảng cáo như quảng cáo sản phẩm, quảng cáo sự kiện … Banner thông thường sẽ là hình ảnh, được thiết kế bắt mắt nhằm thu hút khách hàng. Các vị trí đặt banner phổ biến như trên cùng của trang (trên phần header) hay ở scan column. Ngoài ra bạn có thể thấy banner quảng cáo trong video clip như youtube chẳng hạn.

Footers 

Đây chính là phần cuối cùng của một website. Footer thường bao gồm những thông tin cơ bản sau: 

  • - Các liên kết 
  • - Kênh social network 
  • - Bản quyền 
  • - Thông tin liên hệ 
  • - Địa chỉ 

Kết luận 

Hy vọng qua bài viết này có thể giúp bạn hiểu hơn về khái niệm website là gì và các loại web phổ biến. Mong rằng mọi thông tin này có thể hữu ích đối với bạn đọc. Nếu bạn thấy cần được bổ sung thêm thông tin, hãy liên hệ với Web4s để bài viết được hoàn thiện hơn nhé. 

Đừng quên liên hệ với Web4s nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế website chuyên nghiệp 

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ 4S

YÊU CẦU WEB4S GỌI LẠI ĐỂ TƯ VẤN - BÁO GIÁ NGAY

Mời bạn để lại thông tin, chúng tôi sẽ gọi lại ngay để tư vấn và báo giá dịch vụ cho bạn!

Chào bạn! Tôi Ngô Việt Cường – Là CEO Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa. Tác giả tại Web4s, địa chỉ Tầng 4, Tòa nhà số 97 - 99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội. Web: https://web4s.vn/
Web4s cung cấp giải pháp thiết kế website trọn gói - Uy tín -  Chuyên nghiệp giá chỉ 9k/ngày, chuẩn TMĐT, chuẩn Seo, có tốc độ load nhanh. Tặng tên miền, Hosting, Email, SSL.. ☎️0901191616

  • Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa

    • Tầng 4, Tòa nhà Petrowaco số 97 - 99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

    • 1900 6680 - (024) 7308 6680

    • contact@sm4s.vn

    • https://web4s.vn/

Tạo Website miễn phí tốt nhất chỉ sau 1 phút
Tạo Website free chỉ sau 1 phút Tạo Website miễn phí ngay
[Khuyến mại] Thiết kế Web
Tạo Website free chỉ sau 1 phút Xem Khuyến Mại Ngay