Thẻ meta tags là gì - Hướng dẫn sử dụng thẻ meta trong HTML để tối ưu SEO
Thẻ meta trong HTML là một trong số các yếu tố quan trọng trong SEO website, tuy nhiên bạn đã hiểu rõ thẻ meta tags là gì, có những loại meta HTML nào và cách sử dụng chúng hiệu quả. Cùng đón đọc bài viết của Web4s để tìm hiểu thông tin chi tiết.
Tìm hiểu chung về thẻ meta tags
Thẻ meta tag là gì - Thẻ meta trong HTML
Thẻ meta (meta tag) là các dòng mã code đặt ở phần đầu trang HTML/ XHTML nhằm cung cấp thêm các thông tin quan trọng bao gồm tiêu đề, từ khóa chính, nội dung, ngôn ngữ... của website với các công cụ tìm kiếm (Google, Bing...) giúp chúng có thể hiểu web hơn.
Thẻ meta là gì?
Thẻ tags có đặc trưng gì nổi bật?
- Meta tags chỉ được nhìn thấy trong phần mã nguồn của web, do vậy người dùng nếu muốn biết thêm về các thẻ meta tags trên một website nào đó, cần xem qua mã nguồn trang.
- Chúng không cung cấp thông tin trực tiếp cho người dùng Internet mà chủ yếu phục vụ các con bot của Google vào thu thập thông tin của trang web để dễ dàng hiểu website hơn.
Tầm quan trọng của meta tags là gì?
- Giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về trang web.
- Gia tăng khả năng tìm kiếm từ khóa của công cụ tìm kiếm.
- Là cơ sở để Google đánh giá, xếp hạng thứ tự của web trên kết quả tìm kiếm.
Các thuộc tính của thẻ meta trong HTML
Meta tag gồm 5 thuộc tính cơ bản: Charset, Name, Http-equiv, Content, Schema.
Thuộc tính Charset: Xác định kiểu mã hóa ký tự web
Thuộc tính Name: Xác định tên của loại thông tin bổ sung thêm cho website, bao gồm các giá trị:
- Author: Tên tác giả (chủ sở hữu) website
- Keywords: Danh sách từ khóa bạn mong muốn khi users gõ tìm kiếm sẽ hiển thị kết quả là web của bạn. Chúng được ngăn cách với nhau bởi dấu phẩy.
- Description: Tóm tắt nội dung chính của website, độ dài khoảng 160 ký tự và chứa từ khóa chính & từ khóa phụ liên quan.
Các thuộc tính của meta tag
Thuộc tính Http-equiv: Xác định kiểu mã hóa ký tự/ kiểu nội dung của web và việc tải lại web, gồm các giá trị:
- Content-type: Xác định kiểu mã hóa ký tự/ kiểu nội dung của website.
- Refresh: Xác định trang web sẽ tự động load lại.
Thuộc tính Content: Xác định nội dung loại thông tin bạn cung cấp cho công cụ tìm kiếm và trình duyệt.
Thuộc tính Schema: Giải thích giá trị thuộc tính content, tuy nhiên không hỗ trợ trong HTML5.
Các thẻ meta trong HTML quan trọng nhất với thiết kế web chuẩn SEO
Thẻ title
Thẻ title hay chính là tiêu đề/ nhan đề website, thể hiện chủ đề của trang web/ bài viết, dài không quá 60 ký tự và chứa từ khóa, tiêu đề web cần độc đáo, thu hút người đọc nhất có thể. Đây là thẻ quan trọng nhất trong SEO Onpage, nằm ở phầncủa website.
Cấu trúc:
Hiển thị: Nội dung thẻ title hiển thị ở thanh bar trên cùng của cửa sổ trình duyệt và trong trang kết quả tìm kiếm hoặc bài share trên các mạng xã hội Facebook, Zalo,...
Các thẻ meta trong HTML
Thẻ meta description
Thẻ meta description mô tả khái quát nội dung chính của website/ bài viết, nằm ở phầncủa website, có độ dài thường là 160 ký tự cả dấu cách, chứa từ khóa chính và từ khóa phụ (1 - 2 từ).
Nội dung đoạn meta Description cần ngắn gọn, đúng trọng tâm để không bị cắt bớt khi hiển thị trên Google và chứa các lời kêu gọi hành động CTA.
Cấu trúc:
Thẻ meta Keywords
Meta Keywords là thẻ mô tả từ khóa của website, tuy nhiên do việc lạm dụng nhồi nhét các từ khóa nên Google đã không còn sử dụng thẻ meta keywords để xếp hạng web.
Thẻ meta Content-Type
Đây là thẻ meta khá cần thiết nhằm khai báo mã hiển thị ngôn ngữ của website.
Cấu trúc:
Thẻ meta content language
Sử dụng để khai báo ngôn ngữ web, hỗ trợ công cụ tìm kiếm hướng đối tượng người dùng đến web sử dụng thẻ tag đó.
Cấu trúc:
Meta HTML, meta keyword là gì, meta data là gì?
Thẻ meta robots
Meta robots là thẻ được sử dụng để thông báo đến Google có index (lập chỉ mục) hoặc follow (theo dõi) website không. Nếu không đưa thẻ tags này vào, Google vẫn mặc định hiểu trang web có lập chỉ mục và theo dõi. Trong trường hợp bạn muốn công cụ tìm kiếm chỉ index các trang mình muốn, bạn cần sử dụng thẻ meta robots kết hợp với file robots.txt.
Thẻ meta robots chứa thuộc tính “noindex” có nhiệm vụ chỉ dẫn các công cụ tìm kiếm không index (lập chỉ mục) bất kỳ trang nào.
Cấu trúc:
Một số thẻ meta robots thường dùng:
- nocache: Ngăn Search Engine lưu vào bộ nhớ bản sao website và chỉ áp dụng cho Live/MSN.
- noarchive: Có chức năng như nocache.
- noydir: Chỉ áp dụng cho Yahoo, không cho Yahoo trích mô tả trong danh bạ Web Yahoo để tạo mô tả trên kết quả tìm kiếm.
- nosnippet: Ngăn con bot tìm kiếm hiển thị Rich snippet (đoạn trích Google lấy ngẫu nhiên trên web để hiển thị trên kết quả tìm kiếm) và không hiển thị trong bộ nhớ cache/ caching.
- nofollow: Ngăn bot tìm kiếm phân tích các liên kết trên website.
- noindex: Ngăn việc đánh chỉ mục trang.
Thẻ meta property
Thẻ meta property là loại thẻ khai báo cấu trúc website nhằm khai báo cấu trúc trang web với title, URL, type, local..., thúc đẩy quá trình SEO.
Cấu trúc:
Thẻ meta revisit after
Thẻ revisit after là loại thẻ khai báo thời gian quay lại web của con bot tìm kiếm.
Cấu trúc:
Thẻ meta tags trong thiết kế web chuẩn SEO
Thẻ meta refresh
Thẻ refresh là thẻ chuyển hướng làm mới meta, yêu cầu các trình duyệt web chuyển hướng users đến URL khác. Nhưng thẻ này không được sử dụng phổ biến do 1 số trình duyệt không hỗ trợ.
Cấu trúc:
>>> Trong số các thẻ meta HTML, meta tag Title, Description, Robots là quan trọng hơn cả.
Hướng dẫn sử dụng meta tags để tối ưu SEO hiệu quả nhất
Những lưu ý khi tạo, sử dụng thẻ meta tags là gì?
- Chủ sở hữu website/ SEOer cần chú trọng tối ưu 3 loại thẻ tags quan trọng nhất: Meta title, description, robots.
- Cách kiểm tra thẻ meta trên website:
+ Kiểm tra từng trang: Nhấn chuột phải vào khoảng trống bất kỳ trên trang, chọn “View page source” (Xem mã nguồn).
+ Kiểm tra tất cả các trang: Bạn sử dụng các công cụ SEO như SEOquake, Screaming Frog, SEMRush...
Cách sử dụng thẻ meta trong HTML tối ưu thiết kế web chuẩn SEO là gì?
- Thêm meta tag vào website: Bằng cách đặt vào phần đầu của trang.
- Xác định từ khóa (keywords) quan trọng trong bài viết: Bằng cách sử dụng thẻ meta keywords.
- Mô tả ngắn tài liệu: Bằng cách sử dụng thẻ meta description.
Cách sử dụng meta là gì?
Hy vọng những thông tin Web4s chia sẻ trên đây đều hữu ích với bạn, giúp bạn hiểu hơn thẻ meta là gì, các loại thẻ meta trong HTML và cách sử dụng chúng cho hiệu quả.
>>> XEM THÊM: HTML là gì?
>>> Khách hàng có nhu cầu thiết kế website chuẩn Responsive, chuẩn SEO tại Web4s, gọi ngay hotline (028) 7308 6680 để được tư vấn miễn phí.
Đăng ký tạo website dùng thử MIỄN PHÍ trong 15 ngày để trải nghiệm dịch vụ của Web4s ngay hôm nay!
Đăng bởi:
Web4s.vn