Brand Positioning là gì? Tại sao lại quan trọng với Doanh nghiệp?

Brand Positioning là gì? Tại sao lại quan trọng với Doanh nghiệp?

Brand Positioning là một khía cạnh vô cùng quan trọng trong chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp. Việc định vị đúng vị trí cho thương hiệu của mình không chỉ giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh mà còn giúp thu hút và giữ chân khách hàng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu khái niệm Brand Positioning và tầm quan trọng của chúng đối với doanh nghiệp. 

Brand Positioning là gì?

Brand Positioning

Brand Positioning (Định vị thương hiệu) 

“Theo Jack Trout và AI Ries (người góp phần khai sinh ra khái niệm định vị thương hiệu) cho rằng: “Định vị thương hiệu không phải là tạo ra một thị trường hoàn toàn mới, mà chỉ cần chiếm lĩnh và giải quyết một nhu cầu sẵn có trong tâm trí của khách hàng mục tiêu”.

Nghĩa là ban lãnh đạo doanh nghiệp cùng đội ngũ nhân sự không cần “vắt óc” suy nghĩ, cất công tạo ra một thị trường mới hoặc liều lĩnh tấn công vào thị trường ngách. Ngoài kia vẫn còn nhiều nhu cầu tiêu dùng đang liên tục xuất hiện, mới nghe qua tưởng chừng đơn giản nhưng đáng tiếc là chưa có nhiều thương hiệu đáp ứng tốt. Nhiệm vụ khi tạo dựng định vị thương hiệu chính là nắm lấy những nhu cầu có thật đó, giải quyết vấn đề của khách hàng bằng những sản phẩm khác biệt và nổi trội. 

Ngày nay, chúng ta có thể đọc được rất nhiều khái niệm khác nhau về định vị thương hiệu. Hầu hết các tác giả đều đang nghĩ rằng định vị thương hiệu chính là tìm ra ưu thế và nổi bật. Quan điểm này đúng nhưng chưa đủ. 

Tại sao phải đặt chân tới thị trường mới, trong khi nhiều thị trường sẵn có vẫn còn chỗ cho những thương hiệu có đủ khác biệt và năng lực cạnh tranh. Tại sao phải liều lĩnh tấn công vào thị trường ngách, trong khi khách hàng ở thị trường lớn vẫn chưa thật sự hài lòng với các thương hiệu mạnh đi trước. Nên nhớ, lợi thế của một nhà bán lẻ mới là sản phẩm, còn lợi thế của một thương hiệu lớn nằm ở câu chuyện và thông điệp.” - nguồn: Quyền Vũ - Founder Vũ Digital. 

>>> Xem thêm: Làm thế nào để Đo lường và Cải thiện Giá trị Thương hiệu?

Vai trò của Brand Positioning với doanh nghiệp là gì?

Vai trò của Branding Positioning với doanh nghiệp

Giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn: Brand Positioning giúp bạn có được một chỗ đứng nhất định trên thị trường cũng như trong lòng người tiêu dùng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ luôn có một lượng khách hàng ổn định và sẵn sàng trải nghiệm của mình. Điều này vừa tác động tới doanh số bán hàng cũng như khắc sâu vào tâm trí khách hàng khi họ cần mua sản phẩm của bạn cho những lần sử dụng sau. 

Tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh: Sự khác biệt mà doanh nghiệp bạn nhận được khi Brand Positioning chính là giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu, truyền thông giá trị và biện minh cho việc định giá - tất cả đều tác động tới lợi nhuận. Bên cạnh đó, định vị thương hiệu tạo ra sự rõ ràng về đối tượng khách hàng mà bạn phục vụ, giải thích lý do nên chọn thương hiệu của bạn, điều gì làm cho sản phẩm/dịch vụ này trở nên khác biệt. 

Xác định được xu hướng trên thị trường: Định vị thương hiệu luôn gắn liền với tiến trình phát triển của một doanh nghiệp, tổ chức. Doanh nghiệp muốn giữ vững được vị thế trên thị trường thì phải không ngừng nghiên cứu về thị trường và hoạt động của đối thủ cạnh tranh. Nhờ đó, họ sẽ dễ dàng xác định các lợi thế đặc biệt và nắm được các xu hướng mới nhất trên thị trường để đề ra những chiến lược. 

Chiến lược xây dựng Brand Positioning hiệu quả 

Có rất nhiều cách khác nhau để giúp doanh nghiệp tạo dựng và nâng cao quy mô chiến dịch định vị thương hiệu. Ví dụ:

Tìm hiểu về cách thức thương hiệu của bạn đang tự định vị 

Đây là bước đầu bạn cần triển khai bởi chỉ khi bạn hiểu rõ định vị thương hiệu của mình mới có thể tiến tới phân tích được đối thủ cạnh tranh.

Hãy bắt đầu bằng cách xác định khách hàng mục tiêu, nghiên cứu insight. Sau đó, xác định sứ mệnh, nhiệm vụ, giá trị và những điểm khác biệt. Cuối cùng suy nghĩ về lời hứa của thương hiệu, chân dung và tính cách brand đang sở hữu.  

Xác định đối thủ cạnh tranh và định vị thương hiệu của các đối thủ này 

Giờ là bước để bạn phân tích đối thủ cạnh tranh của thương hiệu. Những thông số thu về sẽ giúp xác định các chiếc lược, mục tiêu, hành động cụ thể của doanh nghiệp. 

Bạn có thể thực hiện các phương pháp sau: 

  • - Nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu đội ngũ bán hàng của bạn xem đối thủ sử dụng những phương pháp nào trong quy trình sale; Lên danh sách các đối thủ có thứ hạng cao trong công cụ tìm kiếm dựa vào các từ khóa liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của bạn;…
  • - Sử dụng Feedback của khách hàng: Hỏi khách hàng xem trước khi tới với bạn, họ đã sử dụng sản phẩm và dịch vụ của đơn vị nào hay không
  • - Sử dụng mạng xã hội: Tìm kiếm trên mạng xã hội những thông tin về ngành, lĩnh vực kinh doanh của bạn.

Sau khi đã xác định rõ các đối thủ cạnh tranh, bây giờ bạn cần thực hiện các công đoạn nghiên cứu kỹ hơn. Bạn cần phân tích cách đối thủ định vị thương hiệu trên thị trường. Bao gồm:

  • - Sản phẩm và dịch vụ đối thủ đang cung cấp.
  • - Điểm yếu và điểm mạnh của đối thủ.
  • - Chiến lược Marketing nào họ đang thực hiện thành công?
  • - Định vị hiện tại của họ trên thị trường

Xây dựng điểm nổi bật của thương hiệu 

Hãy biến điểm yếu của đối thủ để tạo ra điểm mạnh cho mình. Lúc này, khách hàng sẽ đến với bạn nhờ điểm khác biệt “đặc biệt” đó. 

Xây dựng tuyên ngôn định vị 

Tuyên ngôn định vị thương hiệu là một hoặc hai câu dùng để truyền đạt các giá trị khác biệt của thương hiệu bạn tới với khách hàng so với đối thủ.

Có 4 câu hỏi cần trả lời trước khi xây dựng tuyên ngôn về định vị:

  • - Đối tượng – chân dung khách hàng là ai?
  • - Danh mục sản phẩm và dịch vụ là gì?
  • - Lợi ích lớn nhất mà sản phẩm và dịch vụ của bạn đem lại?
  • - Bằng chứng về những lợi ích đó

Kiểm tra sự hiệu quả 

Đây là bước cuối để bạn kiểm tra lại định vị của thương hiệu. Có thể giai đoạn đầu bạn chưa mang lại hiệu quả ngay lập tức nhưng qua quá trình phát triển, việc định vị thương hiệu sẽ giúp bạn tiến xa hơn. 

Kết luận 

Qua bài viết này, Web4s hy vọng bạn đọc có thể đọc được những kiến thức hữu ích về Brand Positioning. Từ đó có thể áp dụng chiến lược xây dựng định vị thương hiệu hiệu quả. 

Đừng quên, để khách hàng có thể biết đến bạn nhiều hơn, ngoài việc quảng bá thương hiệu trên các nền tảng social thì thiết kế website doanh nghiệp là một yếu tố không thể bỏ qua. Liên hệ ngay với 4s để được tư vấn miễn phí nhé 

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ 4S 

Web4s.vn

Đăng bởi:

Web4s.vn

248
Bài viết liên quan