Google webmaster tools là gì - Hướng dẫn cách sử dụng GWT
Nếu bạn chưa biết Google Webmaster Tools là gì hay chưa biết cách sử dụng Google Webmaster Tools, vậy cùng tham khảo bài tổng hợp dưới đây của Web4s để tìm hiểu chi tiết về công cụ này.
Google webmaster tools là gì?
1. Google Webmaster Tools là gì?
1.1. Khái niệm Google Webmaster Tools (GWT)
- Google Webmaster Tools hay còn gọi là Google Search Console là công cụ miễn phí do Google phát triển với nhiều tính năng ưu việt, cho phép người dùng hỗ trợ quản lý trang web và SEO web vô cùng hiệu quả.
1.2. Một số tính năng chính trong công cụ Webmaster Tools
- Site messagers: Thông báo tình trạng của website
>>> Với tính năng này khi trang web của bạn gặp sự cố, GWT sẽ thông báo ngay lập tức để bạn nắm bắt được tình hình.
- Đánh giá độ thân thiện SEO của bài viết: Với tính năng này, khi bạn nhấn Fetch and Render nhưng không thấy Google phản hồi về tình trạng hoàn thành của bài viết, vậy bạn cần tối ưu bài viết cho chuẩn SEO hơn. Muốn biết cần phải tối ưu phần nào của bài viết, bạn click vào URL cụ thể vừa chọn để Fetch and render, Webmaster Tools sẽ thông báo ngay lập tức đến bạn.
- Các liên kết đến trang web: Một trong số các tiêu chí xếp hạng web của Google chính là các link liên kết đến web. Việc nắm chắc thông tin các đường link sẽ giúp bạn cải thiện thứ hạng của web hơn.
Tính năng google webmaster tools
- Phân tích CTR (lượt nhấp): Dựa vào việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ CTR, người quản trị web có thể phát hiện những vấn đề sau thứ hạng từ khóa, qua đó dễ dàng điều chỉnh chiến lược SEO sao cho hiệu quả.
- Search Traffic (lưu lượng tìm kiếm): Đây là tính năng hữu ích nhất của Webmaster Tools nhằm nâng cao hiệu quả SEO, cung cấp đến bạn các thông tin quan trọng như: Từ khóa, các landing page, lượt nhấp chuột, thứ hạng, tỷ lệ nhấp chuột…
- Mobile Usability: Tính năng này của Webmaster Tools giúp bạn dễ dàng kiểm tra các lỗi trong phiên bản mobile của website như lỗi phông chữ, chất lượng liên kết,… để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người sử dụng và hỗ trợ website dễ dàng tăng hạng.
- Fetch As Google: Tại đây, bạn có thể submit bài viết cần index cho Google và lập chỉ mục cho bài viết.
- Kiểm soát và đo lường: Tính năng này cho phép bạn cải thiện CTR (lượt nhấp chuột) và đưa ra quyết định tối ưu lại quảng cáo web hay không.
- Search Queries (truy vấn): Nhờ tính năng này của Webmaster Tools, bạn có thể hiểu được cách users sử dụng thiết bị như thế nào để tìm kiếm thông tin.
2. Đối tượng cần sử dụng Google Webmaster Tools
Đối tượng sử dụng Webmaster Tools
- Chủ sở hữu website (chủ cửa hàng/ chủ doanh nghiệp đã thiết kế web): Sử dụng Google Webmaster với mục đích tối ưu web, giúp gia tăng trải nghiệm người dùng và thúc đẩy việc bán hàng.
- Quản trị viên web: Hỗ trợ việc theo dõi trang website, check các lỗi liên quan đến web
- Web Developer (nhà phát triển web): Nhờ Google Webmaster Tools, các nhà phát triển web có thể phát hiện các lỗi HTML hoặc lỗi cấu trúc
- SEOer (người làm SEO): Đối với các SEOer, Google Webmaster chính là công cụ hỗ trợ đắc lực việc tối ưu thứ hạng web. Thông qua GWT, bạn có thể dễ dàng nghiên cứu các từ khóa, hiệu suất từ khóa, các liên kết… để lên kế hoạch SEO từ khóa tốt hơn.
3. Vai trò của Webmaster Tools
- Hỗ trợ việc cải thiện vị trí xếp hạng của trang web trên công cụ tìm kiếm Google
- Kiểm tra sự cố xảy ra/ lỗi 404 (không tìm thấy trang web)
- Xóa các nội dung không có nhu cầu lập chỉ mục
- Gửi dữ liệu đến Google để lập chỉ mục
- Khai báo sitemap với Google
- Nắm được các từ khóa đang lên top Google
- Kiểm tra link trỏ về web dễ dàng hơn
4. Hướng dẫn sử dụng Google Webmaster Tools
Để có thể sử dụng công cụ Webmaster Tools, bạn cần tiến hành đăng ký/ cài đặt.
>>> Xem chi tiết: Hướng dẫn cài đặt google webmaster Tools
- Bảng điều khiển: Giao diện tổng quan về tình trạng hiện tại của trang web, hiển thị lỗi dữ liệu, cung cấp số liệu sơ đồ web và phân tích tìm kiếm…
Cách sử dụng google webmaster tools
- Giao diện tìm kiếm: Tại mục này, bạn có thể tìm hiểu về dữ liệu cấu trúc, thẻ Rich, công cụ đánh dấu dữ liệu, cải tiến HTML, tối ưu thiết bị di động.
- Thu thập dữ liệu:
+ Thông báo lỗi thu thập dữ liệu:
+ Số liệu thống kê thu thập dữ liệu:
+ Tìm nạp như Google:
- Lưu lượng tìm kiếm: Tại đây, bạn có thể phân tích tìm kiếm cũng như kiểm tra được các yếu tố quan trọng khác là chất lượng và số lượng backlink, liên kết nội bộ
- Chỉ mục Google:
+ Trạng thái chỉ mục cho biết Google đã lập chỉ mục cho tổng bao nhiêu trang của website
+ Tài nguyên bị chặn cho biết các trang không được lập chỉ mục
+ Xóa URL cho phép người dùng gửi URL muốn xóa khỏi Google
- Thông báo: Mục này trên Webmaster Tools cho biết website của bạn có vi phạm quy định nào của Google không.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của Web4s đã giúp độc giả hiểu được Google Webmaster Tools là gì, cách sử dụng google webmaster tools sao cho hiệu quả nhất.
>>> Tìm hiểu thêm: Cách đưa trang web lên Google Search Console
>>> Khởi tạo website bán hàng sử dụng MIỄN PHÍ trong 15 ngày ngay hôm nay
Đăng bởi:
Web4s.vn