Core Web Vitals là gì? Cách tối ưu để lên top Google

Core Web Vitals là gì? Cách tối ưu để lên top Google

Bạn muốn website của mình chạy nhanh và đứng vững trên Google? Core Web Vitals chính là những yếu tố quan trọng để làm điều đó. Trong bài viết này, Web4s sẽ làm rõ khái niệm Core Web Vitals là gì và cách dễ dàng tối ưu để giúp website của bạn tải nhanh hơn và được Google yêu thích hơn.

Web Vitals là gì?

Web Vitals là một sáng kiến của Google nhằm thống nhất và đơn giản hóa các chỉ số đánh giá trải nghiệm người dùng trên web, bao gồm cả ba chỉ số cốt lõi (Core Web Vitals) và một số chỉ số bổ sung khác. 

Web Vitals là gì?

Bộ chỉ số này đo lường trực tiếp trải nghiệm thực tế về tốc độ tải, độ nhạy tương tác, và độ ổn định bố cục, đồng thời được tích hợp vào các công cụ như Chrome UX Report, PageSpeed Insights và Search Console để hỗ trợ các nhà phát triển tối ưu hóa trang web một cách hiệu quả 

XEM THÊM: SEO website là gì? TOP 8 lợi ích CHỦ CHỐT của SEO?

Core Web Vitals là gì?

Google công bố Core Web Vitals vào năm 2020 như một phần của sáng kiến Web Vitals nhằm đơn giản hóa và thống nhất các chỉ số quan trọng nhất về hiệu suất web. Mục tiêu của bộ chỉ số này là phản ánh chính xác cảm nhận thực tế của người dùng thông qua dữ liệu trường, thay vì chỉ số phòng thí nghiệm. 

Core Web Vitals là gì?

Core Web Vitals giúp các nhà phát triển tập trung vào ba khía cạnh chính: tốc độ tải trang, độ nhạy của tương tác và tính ổn định trực quan. Các chỉ số này cụ thể như sau: 

- Loading: Tốc độ tải trang

- Interactivity: Mức độ tương tác

- Visual stability: Khả năng ổn định của trang web

Dựa vào ba chỉ số trên, bạn có thể xác định được một số yếu tố quan trọng như: tốc độ tải nội dung của website có nhanh hay không, trình duyệt có phản hồi kịp thời với thao tác của người dùng và mức độ ổn định trong quá trình hiển thị nội dung trang web.

XEM THÊM: Thiết kế website chuẩn SEO - Chỉ 9k/ngày với 1.000+ giao diện độc đáo

Lý do Core Web Vitals quan trọng trong SEO

Core Web Vitals ảnh hưởng trực tiếp đến cách Google đánh giá và xếp hạng website. Dưới đây là những lý do cụ thể tại sao các chỉ số này lại quan trọng đối với SEO:

Yếu tố xếp hạng trọng yếu

Google đã chính thức tích hợp Core Web Vitals vào thuật toán xếp hạng thông qua tín hiệu Page Experience, ưu tiên các trang có chỉ số LCP, INP/FID và CLS đạt ngưỡng khuyến nghị.

Core Web Vitals không chỉ là “tiebreaker” mà còn có thể mang lại lợi thế cạnh tranh đáng kể khi nội dung giữa các trang tương đương. Mục tiêu của Google là đánh giá toàn diện trải nghiệm người dùng, không chỉ dựa vào nội dung mà còn dựa vào hiệu suất kỹ thuật của trang.

Cải thiện trải nghiệm người dùng

Core Web Vitals tập trung vào ba khía cạnh cốt lõi:

  • Largest Contentful Paint (LCP) đo tốc độ tải phần tử quan trọng nhất, với ngưỡng “tốt” ≤ 2 giây.

  • Interaction to Next Paint (INP/FID) đánh giá độ trễ tương tác, khuyến nghị ≤ 100 ms để đảm bảo sự mượt mà khi người dùng click, tap hoặc nhập liệu.

  • Cumulative Layout Shift (CLS) đo độ ổn định bố cục, duy trì CLS ≤ 0.1 để tránh tình trạng “nhảy khung hình” gây nhầm lẫn

Khi ba chỉ số này được cải thiện, người dùng sẽ tiếp cận nội dung nhanh hơn, tương tác trơn tru và không gặp khó chịu do layout thay đổi đột ngột.

Lý do Core Web Vitals quan trọng trong SEO

Giảm bounce rate và tăng tương tác

Trang web đạt chuẩn Core Web Vitals thường có tỉ lệ bounce rate thấp hơn khoảng 24% so với trang chưa tối ưu, đồng nghĩa với việc người dùng ở lại lâu hơn và xem nhiều trang hơn. 

Thời gian phiên truy cập kéo dài giúp tăng cơ hội tương tác, đăng ký và chuyển đổi, từ đó cải thiện thứ hạng tìm kiếm nhờ tín hiệu tương tác tích cực. Ngược lại, trang có LCP chậm hay CLS cao dễ khiến người dùng bỏ đi ngay sau khi truy cập, làm giảm uy tín trang và ảnh hưởng tiêu cực đến SEO.

Nâng cao uy tín thương hiệu

Một trang web mượt mà, tải nhanh và ổn định không chỉ thu hút người dùng mà còn tạo ấn tượng chuyên nghiệp, củng cố lòng tin với khách hàng. Trải nghiệm mượt mà giúp người dùng cảm nhận cao về chất lượng dịch vụ, từ đó gia tăng khả năng giới thiệu và quay lại lần sau. Ngược lại, trải nghiệm kém có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến uy tín thương hiệu và tỉ lệ chuyển đổi.

Cách tối ưu Core Web Vitals để đạt hiệu quả SEO tốt nhất

Để đạt hiệu quả SEO tốt nhất, bạn cần cải thiện các chỉ số chính như Largest Contentful Paint (LCP), First Input Delay (FID) và Cumulative Layout Shift (CLS). Cụ thể:

LCP là gì?

Largest Contentful Paint (LCP) đo thời gian từ khi người dùng yêu cầu trang đến khi phần tử nội dung lớn nhất (ảnh hero, khối văn bản chính, video) hiển thị đầy đủ trong khung nhìn đầu tiên. Google khuyến nghị LCP đạt dưới 2 giây để trang được xem là “tốt”.

LCP là gì?

Giải pháp thực tiễn:

  • Preload tài nguyên then chốt: Sử dụng <link rel="preload"> cho hình ảnh và font chính, giúp trình duyệt ưu tiên tải nhanh nội dung quan trọng .

  • Giảm độ trễ máy chủ (TTFB): Áp dụng CDN và cơ chế caching để rút ngắn thời gian phản hồi ban đầu.

  • Nén và dimension hóa ảnh/video: Chuyển sang định dạng WebP hoặc AVIF, đồng thời áp dụng lazy-loading cho hình ảnh không cần hiển thị ngay.

  • Rút gọn mã CSS/JS: Minify và gộp file, loại bỏ mã thừa, chia nhỏ tập tin JavaScript để chỉ tải phần cần thiết.

Nhân Hòa cung cấp dịch vụ hosting tốc độ cao với ổ cứng NVMe và máy chủ mạnh mẽ, giúp website tải nhanh chóng, nâng cao trải nghiệm người dùng và hiệu quả kinh doanh trực tuyến. Các gói dịch vụ đa dạng, phù hợp với mọi nhu cầu và quy mô khách hàng. Liên hệ ngay để được tư vấn và nhận các ưu đãi đặc biệt dành riêng cho bạn.

FID là gì?

First Input Delay (FID) đo độ trễ từ khi người dùng tương tác đầu tiên (ví dụ: Click vào menu, tìm kiếm, đăng ký, cuộn trang) cho đến khi trình duyệt bắt đầu xử lý sự tương tác đó, tức là thực hiện hành động được người dùng yêu cầu. 

FID là gì?

Mục tiêu và ngưỡng:

Màu Xanh –  Ít hơn 100ms có nghĩa là tốt ưu tốt

Màu Vàng – Ít hơn 300ms có nghĩa là cần cải thiện 

Màu Đỏ – Ít hơn 500ms có nghĩa là cần khắc phục ngay 

Giải pháp thực tiễn:

  • Code splitting & defer JS: Tách nhỏ và trì hoãn tải script không khẩn, sử dụng async hoặc defer để hạn chế chặn luồng chính.

  • Web Workers: Chạy các tác vụ tính toán nặng ở luồng phụ, bảo đảm UI luôn sẵn sàng phản hồi ngay lập tức.

  • Ưu tiên tài nguyên tương tác: Đưa CSS/JS quan trọng cho phần giao diện chính lên trước; trì hoãn hoặc tải theo yêu cầu các script khác.

  • Tận dụng bộ nhớ đệm: Sử dụng cache trình duyệt và service worker để giảm thời gian tải lại cho lần truy cập kế tiếp

CLS là gì?

Cumulative Layout Shift (CLS) đo tổng mức độ thay đổi bất ngờ của các phần tử trên trang trong quá trình tải và tương tác. Điểm CLS ≤ 0,10 được xem là “tốt”, 0,10 - 0,25 “cần cải thiện” và > 0,3 “kém” 

Việc thay đổi bố cục trang web liên tục khi trang đang được tải sẽ khiến người dùng phải xác định lại vị trí của các liên kết, hình ảnh, trường của trang được tải đầy đủ. Quá trình này có thể khiến người dùng ấn nhầm vào một liên kết nào đó không mong muốn.

CLS là gì?

Giải pháp thực tiễn:

  • Khai báo trước kích thước media: Cung cấp width/height hoặc sử dụng CSS aspect-ratio cho ảnh, video, iframe để giữ chỗ.

  • Dự phòng không gian cho nội dung động: Thiết lập min-height hoặc container cố định cho quảng cáo, banner chèn muộn.

  • Tránh popup/xuất hiện khối đột ngột: Không hiển thị liên tục quảng cáo toàn màn hình hoặc khung đăng ký che khuất nội dung chính.

  • Quản lý font: Dùng font-display: swap để ngăn nhảy chữ khi font tải chậm.

XEM THÊM: Hướng dẫn kiểm tra tốc độ website miễn phí, chính xác bằng Google

3 công cụ hàng đầu để kiểm tra Core Web Vitals

Bạn có thể sử dụng các những công cụ sau đây để đo đạc và phân tích ba chỉ số quan trọng của Core Web Vitals một cách chính xác và hiệu quả:

Google PageSpeed Insights

Google PageSpeed Insights (PSI) là công cụ trực tuyến miễn phí của Google, kết hợp dữ liệu thực tế (Chrome UX Report) và dữ liệu phòng thí nghiệm (Lighthouse) để đánh giá hiệu suất trang web trên cả desktop và mobile. 

PSI cung cấp điểm số cho ba chỉ số Core Web Vitals, phân loại mức độ “Tốt”, “Cần cải thiện” hoặc “Kém”. Nhờ đó, bạn có thể nhanh chóng biết cần ưu tiên khắc phục phần nào để trang tải nhanh và mượt hơn.

3 công cụ hàng đầu để kiểm tra Core Web Vitals

Google Search Console

Báo cáo Core Web Vitals trong Google Search Console cho phép bạn theo dõi tình trạng LCP, FID/INP và CLS của nhóm URL đã được lập chỉ mục, phân thành ba trạng thái “Good”, “Needs Improvement” và “Poor”. 

Mỗi nhóm URL hiển thị chỉ số cụ thể bị ảnh hưởng và số lượng trang tương ứng, giúp bạn ưu tiên khắc phục các vấn đề hiệu suất dựa trên dữ liệu thực người dùng.

Lighthouse

Lighthouse là công cụ mã nguồn mở của Google, có thể chạy trực tiếp trong Chrome DevTools, qua extension hoặc CLI, giúp audit toàn diện về performance, accessibility, SEO và PWA. 

Lighthouse còn đưa ra các bước khắc phục cụ thể, nêu rõ nguyên nhân gốc rễ như mã chưa tối ưu, ảnh quá nặng hay thiếu khai báo kích thước, để bạn dễ dàng chỉnh sửa và chạy kiểm tra lại ngay lập tức.

Lời kết

Đừng để website của bạn bị tụt lại phía sau vì những chỉ số không tối ưu. Tối ưu Core Web Vitals ngay hôm nay và chứng kiến sự thay đổi về tốc độ, sự ổn định và thứ hạng trên Google. Chúc bạn thành công.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

 

Lê Thị Mai

Đăng bởi:

Lê Thị Mai

148
Bài viết liên quan