Brand Awareness: Chìa khóa Nâng cao Nhận thức Thương hiệu

Brand Awareness: Chìa khóa Nâng cao Nhận thức Thương hiệu

Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay, việc xây dựng thương hiệu mạnh là điều cần thiết cho sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Brand Awareness, hay Nhận thức thương hiệu, đóng vai trò then chốt trong việc giúp doanh nghiệp bạn nổi bật giữa đám đông và thu hút khách hàng tiềm năng. Vậy Brand Awareness là gì? Tầm quan trọng của nó như thế nào? Hãy cùng Web4s đi tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.

Tầm quan trọng của Brand Awareness nhận thức thương hiệu 

Tầm quan trọng của nhận thức thương hiệu tập trung vào khả năng tạo ra nhiều doanh thu hơn. Theo đánh giá tài chính ngân hàng toàn cầu, khách hàng thích mua hàng từ những thương hiệu mà họ biết. 71% người được phỏng vấn cho rằng họ phải nhận biết thương hiệu trước khi mua hàng. Không có gì ngạc nhiên khi 89% nhà tiếp thị nói rằng nhận thức thương hiệu là mục tiêu hàng đầu của họ.

Mọi người tin rằng họ lựa chọn hợp lý giữa các sản phẩm tương tự trên thị trường. Họ nghiên cứu, thu thập thông tin, đọc các feedback, so sánh,...Tuy nhiên, cuối cùng họ thường đưa ra quyết định mua hàng dựa trên mức độ tin cậy của thương hiệu. 

Nhận thức thương hiệu

>>> XEM THÊM: Tầm quan trọng của Định vị thương hiệu (Brand Positioning)

Lợi ích của nhận thức thương hiệu 

Nhận thức thương hiệu (Brand Awareness) đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong thành công của một doanh nghiệp. Dưới đây là một số lợi ích chính của việc nâng cao nhận thức thương hiệu:

Thúc đẩy niềm tin 

  • Đối với một thương hiệu, việc tạo niềm tin với khách hàng là một yếu tố quan trọng trong thời buổi kinh doanh vô cùng cạnh tranh như hiện nay. 
  • Khi người dùng đã tin tưởng vào thương hiệu của bạn, nhiều khả năng họ sẽ quay lại mua hàng mà không cần suy nghĩ. Khi niềm tin đã được xây dựng, khoảng cách đi tới sự trung thành không còn quá xa. 
  • Khi xây dựng nhận thức thương hiệu đúng cách, người mua hàng tiếp cận với nhiều thông tin bạn đưa đến, họ dần hiểu rõ bạn hơn. Mối liên kết cảm xúc này sẽ mang lại cho doanh nghiệp không ít lợi ích.

Tạo sự liên kết 

  • Khi ốm bạn uống thuốc, khi cần tìm kiếm thông tin bạn tra Google. Đây chính là sự liên kết.
  • Nhận thức thương hiệu sẽ giúp liên kết các hành động và sản phẩm với các thương hiệu cụ thể, vô thức khuyến khích chúng ta thay thế những từ thông dụng bằng các thuật ngữ có thương hiệu.

Xây dựng thương hiệu với một cá tính riêng

Xây dựng tài sản thương hiệu 

Tài sản thương hiệu (Brand Equity) mô tả giá trị của thương hiệu, được xác định bởi trải nghiệm của người dùng và nhận thức tổng thể về thương hiệu. Trải ngiệm và nhận thức tích cực tương đương với giá trị thương hiệu tích cực. Tương tự ngược lại. 

Khi thương hiệu tích cực:

  • Có thể áp dụng giá cao hơn nhờ giá trị cảm nhận cao hơn.
  • Giá cổ phiếu có thể tăng lên.
  • Khả năng mở rộng kinh doanh được cải thiện.
  • Tác động xã hội có thể lan rộng hơn.

Cách đo lường nhận thức về thương hiệu 

Dựa vào Traffic website 

Có hai loại lưu lượng truy cập bạn cần theo dõi để xác định nhận thức thương hiệu của mình. Đầu tiên là Direct Traffic, xảy ra khi người dùng nhập URL của bạn vào thanh địa chỉ hoặc dấu trang của trình duyệt. Khi mọi người truy cập trực tiếp vào trang web của bạn, điều đó có nghĩa là họ đã biết trước về thương hiệu của bạn. 

Ngoài ra, lưu lượng tổng thể website của bạn cũng rất hữu ích vì nó cho thấy có bao nhiêu người trên Internet tương tác với nội dung của bạn hàng ngày và hàng tháng. Việc đo lường số liệu này theo thời gian giúp bạn theo dõi mức độ tăng trưởng nhận thức về thương hiệu của mình. 

Backlinks 

Backlinks là liên kết đến trang web của bạn từ các tài nguyên khác, chẳng hạn như social media, Blog,...Nếu lưu lượng truy cập từ backlinks liên tục tăng thì nhận thức về thương hiệu của bạn cũng vậy. 

Tuy nhiên, hãy đảm bảo lưu lượng truy cập có chất lượng. Vì nếu chúng không đủ tin cậy có thể ảnh hưởng đến khả năng hiển thị tìm kiếm của bạn, điều này tác động tiêu cực đến nhận thức thương hiệu. 

Brand Awareness nhận thức thương hiệu 

>>> XEM THÊM: Hướng dẫn cách tạo backlink hiệu quả cho website

Thực hiện khảo sát 

Một cách không mới nhưng cũng không cũ để đo lường nhận thức thương hiệu chính là tiến hành nghiên cứu. Bạn có thể khảo sát cả khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng để tìm hiểu xem họ nghĩ gì về công ty của bạn. 

Bạn cần cân nhắc từng câu hỏi trong bảng khảo sát này. Nếu bạn thăm dò ý kiến khách hàng tiềm năng, hãy thử tìm xem họ có quen thuộc với thương hiệu của bạn không. Khi giao tiếp với khách hàng hiện tại, hãy hỏi xem ban đầu họ biết đến thương hiệu của bạn như thế nào. 

Social Listening 

Đây là một trong những cách hiệu quả nhất để đo lường nhận thức thương hiệu. Với các công cụ đặc biệt, chẳng hạn như Agorapulse hoặc Mention, bạn có thể theo dõi mọi cuộc trò chuyện về thương hiệu của mình trên mạng xã hội. 

Chiến thuật này cho phép bạn đánh giá không chỉ số lượng mà còn cả chất lượng. Cung cấp một cái nhìn sâu sắc có giá trị về cách cải thiện thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn để phù hợp với nhu cầu của khách hàng và nâng cao nhận thức về thương hiệu. 

Sử dụng các công cụ Google 

Một số dịch vụ Google sẽ hữu ích trong việc đo lường nhận thức thương hiệu của bạn, chẳng hạn như Google Adwords hoặc Google Keyword Planner để có ý tưởng về lượng tìm kiếm cho tên thương hiệu của bạn. 

Một công cụ khác chính là Google Trends - dịch vụ phân tích mức độ phổ biến của các truy vấn tìm kiếm hàng đầu của Google Search trên nhiều khu vực và ngôn ngữ khác nhau. Nó giúp bạn biết có bao nhiêu người tìm kiếm thương hiệu của bạn trên Google. 

Đo lường chính là chìa khóa vàng. Bằng cách hiểu phạm vi nhận thức về thương hiệu của mình, bạn có thể lên kế hoạch xây dựng rõ ràng và chi tiết. 

>>> XEM THÊM: Đo lường và Cải thiện Giá trị Thương hiệu (Brand Value)

Cách nâng cao nhận thức về thương hiệu 

Xây dựng thương hiệu với một cá tính riêng 

Khi nói đến nhận thức về thương hiệu, bạn không thể hạ thấp tầm quan trọng của tính cách thương hiệu. Trước hết, nó giúp thương hiệu của bạn nổi bật hơn so với hàng loạt đối thủ cạnh tranh có vẻ ngoài giống nhau. Thứ hai, tính cách thương hiệu được hình thành tốt sẽ làm tăng sự tin tưởng và gắn kết của khách hàng. 

Thương hiệu của bạn phải có cách phối màu, giọng điệu dễ nhận biết và đặc điểm chính đằng sau đó. 

Một cách khác để tạo cả tính có thương hiệu chính là thuê đại sứ thương hiệu - tìm một người nổi tiếng phù hợp với giá trị và giọng điệu thương hiệu của bạn. 

Ví dụ: nếu bạn đang quảng cáo cho một thương hiệu đồ thể thao, hãy tìm nhà vô địch thể thao, chuyên gia thể hình hoặc người nổi tiếng vì sự kiên trì hoặc sức mạnh bền bỉ của họ.

Cuối cùng, nếu bạn có một nhà lãnh đạo hoặc người đại diện đặc biệt và lôi cuốn đằng sau thương hiệu của mình, bạn có thể biến họ thành hiện thân cho tính cách thương hiệu của bạn. Hãy nhớ đến Apple và Tesla, những thứ không thể tách rời khỏi Steve Jobs và Elon Musk.

Tips nâng cao nhận thức thương hiệu

Tập trung vào giá trị và cảm xúc 

Người tiêu dùng có thể lý trí, nhưng họ đưa ra lựa chọn bằng trái tim. Mọi người vô tình coi thương hiệu yêu thích của bạn là mở rộng cá tính cho chính họ. 89% người mua hàng trung thành với thương hiệu có chung giá trị với họ 

Để nâng cao nhận thức, hãy đảm bảo thương hiệu của bạn luôn được thể hiện rõ ràng và nhất quán các giá trị của nó. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc xác định nhận diện thương hiệu của mình, hãy bắt đầu bằng cách trả lời những câu hỏi:

  • Tại sao thương hiệu của bạn được tạo ra?
  • Thương hiệu của bạn muốn tạo ra tương lai gì?
  • Làm thế nào nó sẽ đạt được mục tiêu này?
  • Những nguyên tắc nào làm nền tảng cho hành vi của bạn?

Đưa ra câu trả lời ngắn gọn sẽ định hình sứ mệnh và bản sắc thương hiệu của bạn. Sau này nên ngắn gọn nhưng rõ ràng.

Tổ chức và tham gia sự kiện 

Các thương hiệu, dù là lớn hay nhỏ đều chú trọng quảng bá thông qua việc tổ chức, tham gia các sự kiện. Event Marketing mang đến những cơ hội vàng để tạo ra kết nối kinh doanh hữu ích. 75% chủ doanh nghiệp cho rằng sự kiện là kênh kết nối tốt nhất. 

Hơn thế nữa, các sự kiện còn giúp thương hiệu xây dựng mối quan hệ cá nhân sâu sắc với khách hàng. Khoảng một nửa số nhà tiếp thị tin rằng các sự kiện có hiệu quả trong việc tăng cường sự tương tác của khách hàng. 

Bằng cách cải thiện mối quan hệ với khách hàng và đối tác tiềm năng, bạn sẽ nâng cao nhận thức về thương hiệu của minh. Tuy nhiên, nếu bạn tổ chức một sự kiện thì nó cũng cần được quảng bá. Sử dụng nhiều kênh khác nhau, chẳng hạn như social media, landing page hoặc email marketing để thu hút người tham dự. 

Nếu bạn đang ở trong giai đoạn đầu của nhận thức thương hiệu, bạn có thể tham gia vào sự kiện với tư cách là người tham dự. Trong trường hợp này, bạn chọn những dịp thích hợp để tập hợp những khán giả quan tâm đến sản phẩm của bạn. Tại sự kiện, hãy chủ động và chuẩn bị một bài thuyết trình ngắn gọn về doanh nghiệp của bạn. 

Sử dụng Social Media Marketing 

Social Media Marketing là một trong những sự lựa chọn tốt nhất để nâng cao nhận thức về thương hiệu của bạn. Facebook, Instagram và các mạng xã hội khác cung cấp quyền truy cập cho một lượng lớn khán giản vì 3,8 tỷ người đang sử dụng. 54% người dùng nghiên cứu sản phẩm thông qua mạng xã hội, hơn một nửa lượt truy cập. 

Để tận dụng tối đa lợi thế nhận thức thương hiệu này bạn nên tuân thủ các quy tắc sau:

  • Đăng nội dung nhất quán, thường xuyên.
  • Tận dụng các bài viết mang tính giải trí.
  • Thử nghiệm các định dạng nội dung khác nhau. 
  • Tương tác với khán giả của bạn.

Hợp tác cũng những người có ảnh hưởng 

Ưu điểm chính của hình thức này chính là sự tin tưởng vô hạn mà nó tạo ra cho thương hiệu của bạn, mang lại cảm giác thân thuộc. 

Bạn không nhất thiết phải sử dụng con gười, có thể thử các nhân vật khác như hoạt hình, giả tưởng, robot,...miễn là chúng có sức ảnh hưởng tới nhóm khách hàng phù hợp. 

Vị trí doanh nghiệp có trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm là rất quan trọng. Website của bạn càng ở xa Top thì càng ít cơ hội được chú ý. 

Để có vị trí cao, hãy thử PPC hoặc tiếp thị qua công cụ tìm kiếm (SEM). Chiến thuật này có thể nâng cao nhận thức về thương hiệu tới 80%. 

SEM thậm chí còn hiệu quả hơn SEO vì nó mang lại kết quả ngay lập tức. Tốt hơn nữa, người dùng nhận thức tốt về tiếp thị công cụ tìm kiếm, 75% trong số họ biết quảng cáo tìm kiếm có trả tiền giúp họ thấy thông tin họ cần. 

Để thực hiện tiếp thị công cụ tìm kiếm hiệu quả, hãy theo dõi các xu hướng như tối ưu hóa tìm kiếm bằng giọng nói. Điều đó có nghĩa là bạn nên làm cho quảng cáo tìm kiếm có trả tiền của mình mang tính trò chuyện hơn. Hãy xem cách mọi người giao tiếp trong cuộc sống thực và chuyển những khuôn mẫu này sang quảng cáo. Hãy nhớ bao gồm nhiều từ khóa đuôi dài hơn; chúng sẽ giúp nội dung của bạn xuất hiện thường xuyên hơn trên trang kết quả.

Các chiến thuật được liệt kê ở trên có thể ít nhiều hiệu quả đối với một thương hiệu cụ thể. Hơn nữa, tính hữu dụng của chúng thay đổi tùy thuộc vào cách bạn triển khai chúng vào chiến lược tiếp thị của mình. Hãy đọc một cuốn để tìm hiểu cách các thương hiệu khác sử dụng những thủ thuật này.

Kết bài 

Tóm lại, việc nâng cao nhận thức thương hiệu là một yếu tố cốt lõi trong thành công kinh doanh. Bằng cách tạo dựng sự phân biệt, hiện diện đa dạng trên các kênh truyền thông, hợp tác với đối tác và tạo trải nghiệm độc đáo cho khách hàng, bạn có thể xây dựng một nhận thức thương hiệu mạnh mẽ và tạo dựng một cộng đồng khách hàng trung thành.

>>> XEM THÊM: Dịch vụ thiết kế website trọn gói chuẩn SEO

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ 4S 

Web4s.vn

Đăng bởi:

Web4s.vn

216
Bài viết liên quan